Thu giữ hàng trăm sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ


(CHG) Hàng trăm mặt hàng may mặc, giày dép, gia dụng, điện tử, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... không rõ nguồn gốc xuất xứ được nhập từ Lào Cai và các tỉnh phía bắc về Quảng Ngãi tiêu thụ, vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi phát hiện và thu giữ.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm. Ảnh: Văn Tánh
Sáng 24/12, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng vừa phối hợp với cơ quan chức năng tạm giữ nhiều hàng hóa để điều tra về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Theo đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện xe biển số 61L6-2069 chở nhiều thùng hàng hóa có dấu hiệu nghi vấn nên tiến hành kiểm tra. Tổ công tác phát hiện trên xe đang chở 15 thùng hàng nhãn hiệu Ricola và 2 bao tải chứa khăn vải không rõ nguồn gốc.
Người điều khiển phương tiện là anh Đỗ Thanh Việt (31 tuổi, trú xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Tài xế Việt cho biết, anh chở thuê số hàng hóa trên cho cơ sở kinh doanh Phúc Vinh (thôn Vĩnh An, xã Bình Thạnh).
Từ lời khai trên, Đội Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi đã phối hợp với Đồn Biên phòng Bình Thạnh, Đội kiểm soát Hải quan tỉnh, Công an xã Bình Thạnh kiểm tra cơ sở kinh doanh Phúc Vinh do bà Đỗ Thị Vinh làm chủ.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện hàng trăm mặt hàng may mặc, giày dép, gia dụng, điện tử, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… nhãn hiệu trong và ngoài nước. Các mặt hàng trên không có trong danh mục đăng ký kinh doanh của cơ sở. Chủ cơ sở cũng không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Bà Vinh cho biết, số hàng hóa này được nhập từ tỉnh Lào Cai và các tỉnh phía Bắc đưa về cơ sở kinh doanh tập kết, rồi thông qua hình thức bán hàng livestream (phát trực tiếp) để bán cho khách có nhu cầu.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi tiến hành kiểm đếm, phân loại hàng hóa để điều tra, làm rõ vụ việc theo quy định của pháp luật.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3