Thu giữ hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm không hóa đơn bán qua livestream


(CHG) Kiểm tra đột xuất một cơ sở tại TP. Vũng Tàu, lực lượng chức năng phát hiện Nguyễn Thị Út Mười, sinh năm 1985, hộ khẩu thường trú tại 479/2/18 Trương Công Định, phường 7, TP. Vũng Tàu đang thực hiện livestream bán hàng hóa là mỹ phẩm các loại không có hóa đơn, chứng từ kèm theo.
Cụ thể, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế và Công an phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu kiểm tra đột xuất tại địa chỉ số 390A đường Bình Giã, phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện Nguyễn Thị Út Mười sinh năm 1985, hộ khẩu thường trú tại 479/2/18 Trương Công Định, phường 7, TP. Vũng Tàu đang thực hiện livestream bán hàng hóa là mỹ phẩm các loại không có hóa đơn, chứng từ kèm theo.
Lực lượng chức năng kiểm đếm hàng hóa thu giữ và lập biên bản ghi nhận tạm giữ và niêm phong đối với 2.151 sản phẩm hàng hóa là mỹ phẩm các loại để phục vụ công tác xác minh, xử lý vi phạm theo quy định.

Hiện vụ việc đang được Công an TP. Vũng Tàu tiếp tục điều tra xác minh làm rõ, để xử lý theo quy định của pháp luật.
Lực lượng chức năng kiểm tra số hàng hoá không hoá đơn chứng từ.
Theo quy định, hàng hóa mang từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan và phải đảm bảo hàng hóa có hóa đơn, chứng từ đầy đủ; đồng thời phải đóng các loại thuế, phí theo quy định.
Trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh bán các sản phẩm hàng hóa nhập lậu (không có hóa đơn, chứng từ) sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020 xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, mức phạt tiền sẽ phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa nhập lậu. Giá trị hàng hóa càng cao thì mức phạt càng lớn. Mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 500.000đ đến 1 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3 triệu đồng.
Mức phạt cao nhất cho hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là phạt tiền 40 - 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm.
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3