Thu giữ trên 6 tấn đường cát Thái Lan nhập lậu


(CHG) Từ nguồn tin do cộng tác viên cung cấp, lực lượng quản lý thị trường TP. Cần Thơ đã bắt quả tang một cơ sở kinh doanh 126 bao đường cát xuất xứ Thái Lan không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Tổng giá trị lô hàng ước tính hơn 122 triệu đồng.
Lực lượng chức năng đang kiểm đếm số đường cát nhập lậu.
Cơ sở kinh doanh đường cát Đ.N.K.N. có trụ sở đóng tại khu vực Thới An 1, phường Thuận An, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ do bà Đ.N.K.N. làm chủ đại diện.
Ngày 3/5, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh nói trên.
Kết quả kiểm tra phát hiện tại cơ sở đang lưu trữ 126 bao (loại 50kg/bao) đường cát do Thái Lan sản xuất nhưng chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh hàng hóa nhập lậu hợp pháp. Tổng giá trị lô hàng theo giá niêm yết hơn 122 triệu đồng.
Nghi ngờ lô đường cát trên là hàng hóa nhập lậu, Đội Quản lý thị trường số 1 đã tạm giữ, niêm phong hàng hóa vi phạm và chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan cảnh sát điều tra.
Từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều tỉnh phía Nam đã liên tục phát hiện, tịch thu hàng tấn đường cát trắng không rõ nguồn gốc. Cụ thể như tại Bình Thuận tịch thu 480kg đường cát trắng, tại TP. HCM 530 bao đường tinh luyện các loại với tổng trọng lượng 26,5 tấn...  Toàn bộ hàng hóa còn nguyên bao bì chưa qua sử dụng. Thông tin trên bao bì không thể hiện ngày sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng Thái Lan nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm ước tính gần 500 triệu đồng.

Trước đó, Cục Hải quan Đồng Tháp cho biết, liên quan đến vụ tập kết, chứa trữ 5,2 tấn đường cát do đơn vị phát hiện vào đầu năm 2023 và chuyển hồ sơ vụ việc cho UBND tỉnh Đồng Tháp xử phạt theo thẩm quyền, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành quyết định xử phạt bà Nguyễn Thị Thúy An, sinh năm 1979, ngụ tại phường An Lạc, TP. Hồng Ngự số tiền 70 triệu đồng; đồng thời áp dụng biện pháp phạt bổ sung, tịch thu 5,2 tấn đường, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Cụ thể, vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 15/1/2023, Tổ công tác gồm: Đội Kiểm soát Hải quan (Cục Hải quan Đồng Tháp), Công an huyện Hồng Ngự, Công an xã Phú Thuận B và Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường Đồng Tháp) tổ chức kiểm soát khu vực ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự, khi đến trước nhà số 680, Tổ 24, phát hiện trước sân nhà có tập kết 104 bao đường kết tinh (loại 50kg/bao, tổng cộng 5.200kg) nhãn hiệu WHITE SUGER do Thái Lan và Campuchia sản xuất, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. 
Làm việc với cơ quan Hải quan, bà An khai nhận số đường cát trên được bà An thu mua gom của nhiều người chở từ khu vực biên giới xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự về bán lại cho bà, sau đó bà vận chuyển đến tập kết trước sân nhà ông Phạm Văn Hùng (em rể bà An) để vận chuyển đi bán lại kiếm lời, nhưng đã bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
Liên quan đến mặt hàng đường cát, Đội Quản lý thị trường số 10, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông trật tự, Công an huyện Hưng Nguyên phát hiện xe ô tô tải BKS 37H-035.33 có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa trái phép. Tổ công tác đã yêu cầu dừng xe, kiểm tra hành chính.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe vận chuyển 4,5 tấn đường cát, xuất xứ Thái Lan với tổng giá trị gần 68 triệu đồng.
Thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp của hàng hóa và thừa nhận, số đường cát trên là hàng hóa nhập lậu./.
Theo điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ - CP quy định về xử phạt hành chính đối với hàng hóa nhập lậu chưa đến mức xử lý hình sự thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.
Bên cạnh đó, đối tượng vi phạm còn phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3