Tịch thu 9 ô tô thuộc danh mục cấm nhập khẩu


(CHG) Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phối hợp xử lý 24 ô tô quá cảnh có dấu hiệu vi phạm tại khu vực cảng Hải Phòng, trong số đó có 9 xe sản xuất năm 2016 đã quá 5 năm (tính từ năm sản xuất) bị tịch thu vì thuộc Danh mục cấm nhập khẩu.
Hình ảnh một chiếc ô tô bị tịch thu do vi phạm hàng quá cảnh qua cảng Hải phòng. Ảnh:haiquanonline.
Từ ngày 4 - 6/1/2023, Đội Kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Hải Phòng) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Đội 1, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 khám 2 lô hàng dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Cả 2 lô hàng trên đứng tên nhận hàng/người được thông báo trên chứng từ vận tải là Công ty cổ phần tiếp vận Á Âu (gọi tắt là Công ty Á Âu, có địa chỉ quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Trong đó có 24 ô tô vừa bị tịch thu đều đã qua sử dụng, thuộc lô hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc. Trong số đó có 9 xe có năm sản xuất 2016, đã quá 5 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu, thuộc Danh mục cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Phụ lục I Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.
Theo kết quả xác minh, các lô hàng trên không phải của Công ty Á Âu. Thực chất, Công ty này chỉ làm dịch vụ giao nhận, vận chuyển quá cảnh cho đối tác theo tuyến đường Incheon (Hàn Quốc) - cảng Hải Phòng (Việt Nam) - Trung Quốc đến Kyrgyzstan. 
Theo quy định, để được quá cảnh 9/24 ô tô đã qua sử dụng thuộc 2 lô hàng nêu trên thì Công ty Á Âu phải được Bộ Công Thương cấp phép quá cảnh hàng hóa. Tuy nhiên, Công ty Á Âu không xuất trình được giấy phép quá cảnh hàng hóa này. 
Ngày 8/3/2023, Đội Kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Hải Phòng) đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Á Âu về hành vi “quá cảnh hàng hóa theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép”. Ngoài bị xử phạt tiền, Công ty này còn bị phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với 9/24 chiếc xe vi phạm nêu trên.
Đối với 15 xe còn lại, Đội Kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Hải Phòng) tiếp tục phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu xác minh làm rõ để xem xét xử lý theo quy định./.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3