(CHG) Sở Y tế TP. HCM vừa ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Bệnh viện Thẩm mỹ Grand Việt Nam 139 triệu đồng và Công ty Sức khỏe và Sắc đẹp Thái Tâm 135 triệu đồng với các lỗi như không có giấy phép hoạt động, quảng cáo sai thực tế...
Trụ sở phòng khám Quốc tế Ánh Nga
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phòng khám Quốc tế Ánh Nga (số 402, An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP Hồ chí Minh) thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Thẩm mãy Grand Việt Nam đã vi phạm về việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và không lập hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định của pháp luật. Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước theo quy định.
Do đó, cơ quan chức năng đã tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn 3 tháng, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở trong thời hạn 2 tháng và tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn 2 tháng. Đồng thời, buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo có nội dung chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện.
Trong lần xử phạt này, Thanh tra Sở Y tế TP. HCM đã đình chỉ hoạt động của Công ty TNHH Sức khỏe và Sắc đẹp Thái Tâm (số 5 Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, quận 1) trong 18 tháng, buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo có nội dung chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện.
Đồng thời, cơ sở này còn bị phạt hành chính số tiền 135 triệu đồng. Theo đó, hành vi vi phạm được xác định là cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữ bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết