TP Hồ Chí Minh: Đề xuất Bộ Công an tăng hình phạt đối với tội phạm liên quan "tín dụng đen"


(CHG) Theo UBND TP Hồ Chí Minh đơn vị vừa có báo cáo gửi Bộ Công an sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tăng hình phạt đối với vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen".

Theo báo cáo, từ ngày 15/4/2019 đến ngày 14/4/2022, toàn TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận, phát hiện 381 vụ việc có liên quan đến tín dụng đen (đã khởi tố 112 vụ, 268 bị can) với các tội danh như Đe dọa giết người, Cố ý gây thương tích, Bắt, giữ, giam người trái pháp luật, Cưỡng đoạt tài sản…; 1.316 lượt đổ chất bẩn, chất thải xác định có mâu thuẫn bắt nguồn từ hoạt động cho vay lãi nặng.

Trong công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm đến hoạt động "tín dụng đen", UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Công an thành phố thực hiện nghiêm các quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT cho các cơ sở kinh doanh cầm đồ, hỗ trợ tài chính; không cấp phép cho bất kỳ cơ sở nào kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Tăng cường tổ chức kiểm tra hành chính tại các địa bàn trọng điểm, các khu công nghiệp nơi tập trung nhiều cơ sở cầm đồ, cho vay tài chính.

Một căn nhà ở quận 3 bị tạt sơn đỏ

Một căn nhà ở quận 3 bị tạt sơn đỏ "khủng bố".

Lực lượng Công an phối hợp với các lực lượng chức năng thành lập đoàn liên ngành và tiến hành kiểm tra, thanh tra 1.280 lượt các cơ sở kinh doanh liên quan đến "tín dụng đen", phát hiện 173 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 131 cá nhân…

Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm đến hoạt động "tín dụng đen" đã giúp cho lực lượng Công an nắm được tình hình đối tượng, phương thức, thủ đoạn hoạt động và các sơ hở trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh cầm đồ, hỗ trợ tài chính, đáo hạn ngân hàng. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm được đẩy mạnh làm cho tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen" giảm cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng; công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này được siết chặt.

UBND TP Hồ Chí Minh đã đề xuất Bộ Công an kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định của Điều 201 Bộ luật Hình sự theo hướng tăng hình phạt đối với hành vi cho vay lãi nặng, vốn là hành vi gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Cụ thể: Tại khoản 2, Điều 201 Bộ luật Hình sự quy định chế tài xử lý đối với hành vi này là phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, đây là mức chế tài khá nhẹ so với mức lợi nhuận mà hoạt động này mang lại nên chưa đủ sức răn đe tội phạm.

UBND thành phố cũng đề xuất Bộ Công an kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và UBND cấp tỉnh kịp thời giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội trong và sau thời gian dịch bệnh COVID-19. Đồng thời hỗ trợ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn để người dân có nhu cầu vay tiền chính đáng, phục vụ việc sản xuất, kinh doanh không phải tìm đến "tín dụng đen".

 

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3