Trụ sở Công ty F88 bị cơ quan công an khám xét


(CHG) Ngày 6/3, Công an TP. HCM phối hợp với Công an quận Gò Vấp đã phong tỏa một đoạn đường Nguyễn Oanh để tổ chức khám xét trụ sở của Công ty F88 nằm ở tầng 8 tòa nhà Mộc Gia (số 238 – 242 Nguyễn Oanh, phường 17, quận Gò Vấp).
Năm 2013, Công ty F88 được thành lập. Công ty tự nhận là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân, cầm đồ... có quy mô và tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Công ty có 830 chi nhanh trên cả nước. Với nhiều người dân, Công ty F88 được biết đến là chuyên cho vay tiền.
Theo cơ quan công an, Công ty F88 có cả trăm nhân viên thu hồi nợ. Thời gian qua, người dân đã phản ánh nhiều bức xúc về hoạt động của công ty này.
Lực lượng chức năng phong tỏa tòa nhà có trụ sở của Công ty F88. 
Trở lại vụ khám xét, thời điểm công an ập vào, tại đây có khoảng 200 nhân viên đang làm việc. Tính đến thời điểm 13h30 ngày 6/3, công an vẫn đang làm việc với nhiều người của công ty này. Công ty F88 được cho là đã thuê 2 tầng của tòa nhà Mộc Gia để hoạt động từ hồi đầu năm 2022.
Trước vụ việc bị khám xét trụ sở tại TP. HCM, vào đầu tháng 2 vừa qua, nhiều địa điểm cầm đồ của chi nhánh Công ty Cổ phần kinh doanh F88 tại Thanh Hóa đã bị Công an tỉnh Thanh Hóa lập biên bản vi phạm hành chính. Những điểm này bị xác định vi phạm về lập sổ quản lý, lưu trữ số liệu, tình hình hoạt động kinh doanh không đầy đủ; nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố tại cơ sỏ kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản.
Ngoài ra, phía Công an tỉnh Thanh Hóa cũng cho hay, dù lãi suất cho vay của F88 đều nằm trong mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước, nhưng lại yêu cầu khách hàng nộp thêm nhiều khoản phí dẫn đến tổng số tiền phí và lãi khách hàng có nhu cầu vay tín dụng phải trả rất cao.
Gần đây, Bộ Công an và công an các địa phương đã triệt phá nhiều đường dây thu hồi nợ kiểu xã hội đen bằng hình thức vu khống, khủng bố, đe dọa buộc trả tiền. Gần đây nhất, ngày 14/2, Công an TP. HCM đã ập vào trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp Việt (quận Tân Bình) bắt quả tang 133 người đang đòi nợ thuê, thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động khủng bố, cưỡng đoạt tài sản.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3