(CHG) Trong tháng 8 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long thực hiện kiểm tra phát hiện nhiều hành vi vi phạm về Buôn bán hàng cấm, về nhãn hàng hóa, hàng hóa không có dấu hợp quy, hoạt động thương mại điện tử bán hàng, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ…đã xử lý 53 vụ với số tiền xử phạt gần 300 triệu đồng.
Các hành vi vi phạm chủ yếu qua thực hiện kiểm tra phát hiện như: Buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, hàng hóa vi phạm về nhãn hàng hóa, hàng hóa không có dấu hợp quy, hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng, không niêm yết giá, vi phạm về điều kiện kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; công bố không đầy đủ trên website thương mại điện tử bán hàng thông tin về chủ sở hữu website. Hàng hóa/lĩnh vực vi phạm là: Thuốc lá, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc đông y, phân bón, xe đạp điện, đồ điện gia dụng, quần áo may sẵn, linh kiện điện thoại di động.
Kết quả trong tháng 8 năm 2024, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long đã kiểm tra 74 vụ, phát hiện vi phạm và đã xử lý 53 vụ với số tiền xử phạt 288.655.000 đồng (phạt hành chính là 269.175.000 đồn, nộp lại số lợi bất hợp pháp 19.480.000 đồng), trị giá hàng hóa vi phạm 673.450.000 đồng và 650 bao thuốc lá điếu nhập lậu, thu nộp ngân sách 303.905.000 đồng.
Bên cạnh việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng QLTT tham gia Đoàn kiểm tra do Cục Nghiệp vụ QLTT chủ trì, kiểm tra các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 của Cục Nghiệp vụ QLTT, Phối hợp phòng Cảnh sát PCCC & CNCH – Công an tỉnh Vĩnh Long kiểm tra 04 tổ chức, cá nhân kinh doanh, dịch vụ PCCC. Các Đội QLTT tham gia các đoàn kiểm tra cấp huyện kiểm tra 86 cơ sở trên địa bàn tỉnh. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành 389 huyện Mang Thít kiểm tra 21 vụ. Kiểm tra 12 hộ kinh doanh quán ăn, kinh doanh thịt heo. Kiểm tra 23 cơ sở kinh doanh tân dược và dịch vụ khám bệnh tại huyện Bình Tân, đôn đốc và ký cam kết đối với 27 hộ kinh doanh.
(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết