Xử lý 37 vụ buôn lậu trong tháng cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết


(CHG) Trong hơn 2 tháng ra quân triển khai kế hoạch cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (từ ngày 4/11/2022 đến nay), các đơn vị hải quan trực thuộc Cục Hải quan Quảng Ninh đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 37 vụ buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 1,1 tỷ đồng.

Lực lượng hải quan Quảng Ninh phối hợp bắt giữ phương tiện vận chuyển pháo.
Điển hình như vụ bắt giữ 28,5kg pháo hoa và 8 tấn hàng tập hóa trong bưu kiện chuyển phát nhanh không có hóa đơn, chứng từ do Đội kiểm soát hải quan số 2 chủ trì bắt giữ. Trị giá lô hàng ước tính khoảng 730 triệu đồng.
Ngoài ra, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh còn phối hợp với các lực lượng quản lý thị trường, công an tỉnh bắt giữ 5 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 200 triệu đồng, xử lý vi phạm hành chính 90 vụ, nộp ngân sách Nhà nước 593 triệu đồng.
Để có được kết quả trên, lãnh đạo Cục đã quán triệt và chỉ đạo các đơn vị hải quan trực thuộc căn cứ các yếu tố, đặc điểm thực tế trên từng địa bàn quản lý, chủ động phối hợp với các cấp, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân, nhất là tại khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, địa bàn trọng điểm về hoạt động buôn lậu.
Bên cạnh đó, các đơn vị hải quan thuộc và trực thuộc đã triển khai toàn diện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, tăng cường tuần tra kiểm soát, nắm bắt thông tin, điều tra sưu tầm nắm tình hình về địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm, phương thức thủ đoạn của các đối tượng trên cả 3 tuyến: đường bộ, đường biển, đường hàng không.
Lực lượng kiểm soát thuộc Đội kiểm soát hải quan số 1, Đội kiểm soát hải quan số 2 chủ động xác lập các chuyên án, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với lực lượng kiểm soát tại các chi cục hải quan cũng như các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương để đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý kịp thời, thích đáng các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3