Xử lý đối tượng tàng trữ, mua bán súng tự chế trái phép


(CHG) Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Tây Ninh (ngày 11/4) đã lập biên bản xử lý Phạm Thanh Phong (sinh năm 1985) về hành vi tàng trữ, mua bán súng tự chế trái phép.
Tang vật bị lực lượng chức năng thu giữ.
Trước đó, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Tây Ninh phối hợp với Công an huyện Châu Thành bắt quả tang Phạm Thanh Phong (sinh năm 1985, trú tại huyện Châu Thành) đang tàng trữ súng tự chế trái phép. Tại nhà riêng của đối tượng thuộc ấp Thành Bắc, xã Thành Long, huyện Châu Thành, Công an thu giữ 1.100 viên đạn các loại, 1 súng hơi tự chế, 1 hộp tiếp đạn, 4 báng súng cùng nhiều linh kiện, bộ phận của súng hơi tự chế…
Làm việc với cơ quan Công an, Phong khai nhận, tháng 5/2021 đối tượng đã lên mạng, liên hệ với các đầu mối ở một số tỉnh miền Bắc để mua linh kiện súng và đạn nhằm bán kiếm lời. Đến thời điểm bị phát hiện, Phong đã mua, bán được 10 khẩu súng với số tiền hơn 60 triệu đồng.
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Tây Ninh đã thiết lập hồ sơ để xử lý đối tượng theo đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ – CP thì hành vi sử dụng, tàng trữ súng tự chế sẽ phải chịu:
Phạt tiền từ 2 triệu
đồng đến 4 triệu đồng đối với hành vi sử dụng, tàng trữ súng tự chế trái quy định nhưng chưa gây hậu quả hoặc không có giấy phép.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các hành vi: Sản xuất, sửa chữa, mua bán, vận chuyển, tàng trữ súng tự chế mà không có giấy phép.
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với các hành vi: sản xuất, chế tạo, sữa chữa súng tự chế trái phép./.
Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3