Chuyển đổi số, Đột phá chiến lược về đào tạo nhân lực chất lượng cao trong xúc tiến thương mại của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)


(CHG) Nền kinh tế số vận hành dựa trên ứng dụng công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử đòi hỏi nguồn nhân lực số phải có đầy đủ năng lực về trí tuệ, văn hóa để tổ chức, quản lý và vận hành nền kinh tế. Vì thế, phát triển nguồn nhân lực số là yếu tố quyết định sự thành công trong việc xây dựng nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay. 
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, xúc tiến thương mại trở thành một công cụ chiến lược quan trọng để các doanh nghiệp và quốc gia mở rộng thị trường, gia tăng giá trị xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh. Để thực hiện thành công các hoạt động xúc tiến thương mại, yếu tố cốt lõi là phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng và khả năng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của thị trường toàn cầu.
Ba đột phá chiến lược
Phát biểu tại Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ: Đảng, Nhà nước xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó có đào tạo nhân lực; quan điểm xuyên suốt trong phát triển đất nước là lấy con người làm trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, nguồn lực, động lực phát triển; phát triển công nghiệp bán dẫn là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu; phát triển ngành bán dẫn sẽ kéo theo các ngành phụ trợ khác.
Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn đã và đang chuyển hướng đến các nước khu vực châu Á để đặt trụ sở, nhà máy.
Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định mình đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn, như quyết tâm chính trị cao; môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; lực lượng lao động có chất lượng; có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các nước có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển. Với bối cảnh và lợi thế trên, Việt Nam đang có cơ hội lớn để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
 
Để nắm bắt và hiện thực hóa được cơ hội này Việt Nam cần triển khai nhanh trong thời gian không nên quá 24 tháng và tập trung vào 3 nội dung cốt lõi: Hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đảm bảo cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực; đồng bộ hạ tầng điện, nước, giao thông, cáp quang, công nghệ thông tin; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.
Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và triển khai các chiến lược xúc tiến thương mại hiệu quả. Những người làm công tác xúc tiến thương mại cần hiểu rõ thị trường mục tiêu, nắm bắt xu hướng tiêu dùng, văn hóa kinh doanh và các yêu cầu pháp lý tại các quốc gia, khu vực. Họ cũng phải có khả năng kết nối doanh nghiệp trong nước với các đối tác quốc tế, thúc đẩy hợp tác và tạo dựng niềm tin.
Không chỉ vậy, trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng các công cụ kỹ thuật số trong xúc tiến thương mại ngày càng trở nên phổ biến. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực phải am hiểu về công nghệ, có kỹ năng sử dụng các nền tảng số như thương mại điện tử, truyền thông kỹ thuật số và quản lý dữ liệu.
Những giải pháp nâng cao nguồn nhân lực
Hiện nay, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, vẫn đối mặt với những thách thức lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực cho xúc tiến thương mại. Đội ngũ nhân sự làm công tác này phần lớn chưa được đào tạo bài bản, thiếu kỹ năng chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài ra, sự hạn chế về ngoại ngữ, kỹ năng mềm như đàm phán, thuyết trình và khả năng xây dựng mối quan hệ đối tác cũng là rào cản lớn.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch về trình độ giữa các khu vực cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Trong khi các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM có đội ngũ nhân sự chất lượng cao, thì ở các địa phương khác, nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
Để nâng cao nguồn nhân lực trong xúc tiến thương mại cần các giải pháp sau:
-Về đào tạo chuyên sâu và liên tục: Cần xây dựng các chương trình đào tạo chuyên ngành về xúc tiến thương mại tại các trường đại học và trung tâm đào tạo.
Tổ chức các khóa học ngắn hạn, hội thảo, tọa đàm để nâng cao kiến thức và kỹ năng thực tế cho đội ngũ nhân sự.
 
Về ứng dụng công nghệ vào đào tạo: Phát triển các khóa học trực tuyến về xúc tiến thương mại, đặc biệt tập trung vào kỹ năng số và ứng dụng công nghệ.
Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) để dự báo xu hướng và tối ưu hóa các chiến lược xúc tiến.
Về hợp tác quốc tế: Cần hợp tác với các tổ chức quốc tế, các cơ quan xúc tiến thương mại nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm và kiến thức. Tạo điều kiện cho nhân sự tham gia các chương trình thực tập, làm việc ngắn hạn ở nước ngoài.
Chính sách hỗ trợ từ nhà nước: Xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo nhân sự.
Tăng cường vai trò của các cơ quan xúc tiến thương mại nhà nước trong việc hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Nâng cao nguồn nhân lực trong xúc tiến thương mại không chỉ là yếu tố quyết định thành công của các hoạt động xúc tiến mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế bền vững của quốc gia. Việc đầu tư vào đào tạo, ứng dụng công nghệ và hợp tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam xây dựng được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng đáp ứng mọi thách thức và tận dụng tối đa cơ hội từ thị trường toàn cầu. Đúng như phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số tại sự kiện “Chào mừng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024” được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, diễn ra sáng 12/10/2024: “Phải đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số gồm: Thể chế số, hạ tầng số, nguồn nhân lực số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vươn lên trong kỷ nguyên mới”.
“Thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, nhân lực thông minh”; tăng tốc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển lực lượng sản xuất mới, chất lượng cao, chuyên nghiệp”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

 
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024
 
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao

 
Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô

Nguồn: Báo điện tử Chính Phủ

Còn lại: 1000 ký tự
Thị trường Bán lẻ Việt Nam: Thương hiệu mới gặp thách thức khi về tìm kiếm mặt bằng thuê

(CHG) - Ngành bán lẻ Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, thúc đẩy nhu cầu mở rộng của các thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên, báo cáo của Savills cho rằng, hiện các thương hiệu mới vào thị trường Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm mặt bằng phù hợp. nhất là tại các trung tâm thương mại (TTTM).

Xem chi tiết
Thuế bất động sản là một giải pháp bình ổn giá nhà tại Việt Nam

(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.

Xem chi tiết
Bất động sản tăng trưởng nhờ lực đẩy “gián tiếp” của dòng vốn FDI

(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…

Xem chi tiết
Nhà ở giá phải chăng - cơ hội cho các chủ đầu tư tại Việt Nam

(CHG) - Chuyên gia Savills Việt Nam đánh giá nhà ở giá phải chăng sẽ là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao, đi kèm với đó là hệ thống hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn từ Chính phủ.

Xem chi tiết
Nhiều hãng vận tải sẵn sàng hướng tới chuyển đổi xanh

(CHG) - Mới đây, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng, đã có nhiều đại diện các hãng xe vận tải cho rằng, vì mục tiêu lớn sẽ sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện Vinfast.

Xem chi tiết
2
2
2
3