(CHG) Người đàn ông giả danh công an xã gọi điện mời bà N.T. L (xã Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội) ra trụ sở Công an xã để kích hoạt định danh điện tử, đồng thời cho biết, bà đang bị một ngân hàng có chi nhánh ở quận Tây Hồ đòi nợ số tiền 66 triệu đồng. Nhờ có sự cảnh giác từ trước nên vụ việc đã được ngăn chặn kịp thời.
Từng được Công an xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội tuyên truyền về thủ đoạn đối tượng xấu giả danh Công an gọi điện thoại lừa đảo chiếm đoạt tiền, bà N.T.L (SN 1953, trú ở thôn Đường Nhạn, xã Xuân Nộn) đã tỉnh táo, không bị mắc bẫy.
Khoảng 10h ngày 16/6, bà N.T.L đang ở nhà thì nhận được điện thoại của một người đàn ông tự giới thiệu là Công an xã Xuân Nộn phụ trách thôn Đường Nhạn. Qua điện thoại, người đàn ông mời bà N.T. L ra trụ sở Công an xã để kích hoạt định danh điện tử. Quá trình nói chuyện, cùng với việc thông báo bà L. chưa đăng ký, kích hoạt định danh điện tử, người đàn ông tự xưng là “Công an xã” còn cho biết, bà đang bị một ngân hàng có chi nhánh ở quận Tây Hồ đòi nợ số tiền 66 triệu đồng.
Khi bà L. khẳng định không vay nợ ngân hàng thì người tự xưng là "Công an xã” nói rằng, sẽ có cán bộ của Công an TP Hà Nội gọi điện thoại trao đổi thông tin với bà L. và hướng dẫn bà làm bản tường trình sự việc.
Bà L. tường trình sự việc tại cơ quan Công an.
Một lúc sau đó, có một người đàn ông tự xưng là “cán bộ Công an TP Hà Nội”, gọi điện thoại cho bà L. Sau khi cam kết sẽ hướng dẫn, đảm bảo bà L. vô can trong việc nợ tiền, vị “cán bộ Công an TP Hà Nội” yêu cầu bà L. phải chuyển 66 triệu đồng qua tài khoản để chứng minh không nợ tiền. Sau khi chứng minh, bà L. sẽ được nhận lại đủ 66 triệu đồng.
Đến lúc này, bà L. đã nhận thấy những điều không bình thường. Do trước đó đã được Công an xã Xuân Nộn tuyên truyền về phương thức và thủ đoạn phạm tội của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên bà đã tìm cách thông tin đến Công an xã. Sau khi nhận được thông tin, Công an xã Xuân Nộn đã phối hợp, xử lý vụ việc, ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Trung tá Đinh Văn Khoa, Trưởng Công an xã Xuân Nộn, đây là trường hợp lừa đảo đầu tiên ghi nhận ở địa bàn xã. Song do đã được tuyên truyền nên người dân đã rất cảnh giác... Tuy nhiên qua sự việc này, Công an xã đã báo cáo cơ quan cấp trên để tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân. Bởi rất có thể, đối tượng xấu sẽ không dừng lại ở xã Xuân Nộn.
Việc giả danh cán bộ công an, cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo đã xuất hiện ở một số địa phương gần đây. Các đối tượng sử dụng “kịch bản”, như: sử dụng sim số điện thoại hoặc dịch vụ VoIP đăng ký số điện thoại giả mạo lực lượng Công an thông báo nạn nhân có liên quan đến đường dây tội phạm ma túy, lừa đảo, rửa tiền… Sau đó, đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, kê khai tiền mặt, tài sản hiện có để phục vụ điều tra.
Nếu nạn nhân nhẹ dạ làm theo thì chúng dẫn dụ chuyển tiền vào tài khoản để kiểm tra sau đó sẽ trả lại. Nếu nạn nhân cương quyết không tin tưởng thì đối tượng đe dọa gửi lệnh bắt giam, phong tỏa, kê biên tài sản.
Do lo sợ, nạn nhân đã làm theo yêu cầu của đối tượng bằng các hình thức như, chuyển tiền vào tài khoản mình và cung cấp thông tin tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho đối tượng, hoặc thực hiện chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng chỉ định, đăng nhập tài khoản Internet banking vào đường dẫn theo hướng dẫn sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên.
Cơ quan Công an khuyến cáo, khi được mời làm việc người dân phải có giấy mời, giấy triệu tập được giao trực tiếp hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú, hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy mời, giấy triệu tập phải được ký nhận. Công an bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự: Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt… |
(CHG) Hiện nay một số cán bộ cấp xã có bằng Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề. Để đúng quy định và đảm bảo quyền lợi đối với những cán bộ đó thì có được xếp lương đối với bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề không?
Xem chi tiết(CHG) Hiện tượng quảng cáo cờ bạc "trá hình" xuất hiện không chỉ trên nhiều hãng vận tải taxi, nhà hàng, quán cà phê… mà còn công khai quảng cáo trên pano cỡ lớn, biển hiệu, biển bảng của các cửa hàng, cửa hiệu.
Xem chi tiết(CHG) Việc quảng cáo cờ bạc "trá hình" tràn lan trên nhiều phương tiện vận tải taxi, xe công nghệ ở Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, những quảng cáo trên vẫn hằng ngày len lỏi vào trong đời sống xã hội, nhất là tại các điểm trường học... nhưng chưa thấy sự vào cuộc của cơ quan chức năng để triệt xóa hoàn toàn tệ nạn này.
Xem chi tiết(CHG) Quảng cáo cờ bạc “trá hình” thời công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều, trên nhiều phương tiện giao thông công cộng, Panô cỡ lớn, cửa hàng cửa hiệu và các nền tảng xã hội… đang là vấn nạn cần có giải pháp xử lý quyết liệt, triệt để…
Xem chi tiết