TÓM TẮT:
Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô sọc trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lặp lại. Lô sọc đứng gồm 3 nghiệm thức: thời gian bao ngọn 10, 15 và 20 ngày, lô sọc ngang gồm 4 nghiệm thức: chừa lá ngọn ghép 1/2, 1/4, 1/6 và 1/8 lá. Thí nghiệm được tiến hành tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Kết quả thí nghiệm thực hiện ở mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2023) cho thấy cây ghép sử dụng ngọn ghép chừa 1/8 lá và được bao ngọn đến 15 NSG có tỷ lệ sống cao nhất (85,0%); trong khi cây ghép sử dụng ngọn ghép chừa 1/8 lá và được bao ngọn đến 20 NSG có tỷ lệ xuất vườn cao nhất (75,0%). Kết quả thí nghiệm thực hiện ở mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2023) cho thấy sử dụng ngọn ghép chừa lá 1/8 lá và thời gian bao ngọn đến 20 NSG có tỷ lệ sống cao nhất (100%), tỷ lệ xuất vườn cao nhất (87,50%).
Từ khóa: tỷ lệ chừa lá, thời gian bao ngọn, ghép cây cà phê, cà phê.
Cây cà phê là cây công nghiệp chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đem lại việc làm cho hàng triệu lao động ở Tây Nguyên. Hiện nay việc chọn tạo và nhân giống cà phê là một trong những mục tiêu hàng đầu đang được quan tâm nghiên cứu ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng. Đã có nhiều thí nghiệm về việc cắt lá, gốc ghép, kiểu ghép... nhằm tìm ra phương pháp tối ưu giúp cây ghép nâng cao tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các tỷ lệ chừa lá chồi ghép và thời gian bao ngọn sau ghép chưa được quan tâm chú trọng; trong khi việc chừa lá ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn của cây ghép. Bởi vậy, việc nghiên cứu tỷ lệ chừa lá chồi ghép và thời gian bao ngọn thích hợp đạt hệ số nhân giống cao, cây ghép sinh trưởng, tỷ lệ xuất vườn cao là một vấn đề quan trọng trong việc tìm các giống tốt để đưa vào sản xuất, do đó nghiên cứu “Ảnh hưởng của tỷ lệ chừa lá và thời gian bao ngọn đến sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của giống cà phê Robusta TR4 trong vườn ươm” tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai được thực hiện.
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ chừa lá và thời gian bao ngọn chồi ghép đến sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của giống cà phê ghép Robusta TR4 trong vườn ươm.
Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô sọc trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lặp lại. Lô sọc đứng gồm 3 công thức: thời gian bao ngọn 10, 15 và 20 ngày sau ghép. Lô sọc ngang gồm 4 công thức: chừa lá ngọn ghép 1/2, 1/4, 1/6 và 1/8 lá. Tỷ lệ chừa lá: dùng kéo cắt cặp lá bánh tẻ trên chồi ghép thành từng tỷ lệ khác nhau, chừa 1/2 lá, 1/4 lá, 1/6 lá và 1/8 lá, sau đó tiến hành ghép lên gốc ghép.
Thời gian bao ngọn: cây cà phê sau khi ghép thì dùng bao nilong mềm chụp ngọn ghép lại, dùng dây nhựa mềm cột lại dưới vết ghép 1 cm, sau đó chờ 10, 15 và 20 ngày thì mở bao nilong chụp.
Thí nghiệm 1: Bố trí vụ mùa mưa (từ tháng 6/2023 đến tháng 8/2023)
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô sọc, khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại.
Lô sọc đứng (T): Thời gian bao ngọn: T1-10 ngày, T2-15 ngày, T3-20 ngày.
Lô sọc ngang (G): Chừa lá theo diện tích, gồm có 4 nghiệm thức: G1: Chừa 1/2 lá, G2: Chừa 1/4 lá, G3: Chừa 1/6 lá, G4: Chừa 1/8 lá
Thí nghiệm có: 12x3 = 36 ô, mỗi ô có 40 cây, khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 20 cm, khoảng cách giữa các lần lặp lại là 50 cm.
Thí nghiệm 2: Bố trí vụ mùa khô (từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023)
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô sọc, khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại như thí nghiệm 1.
Mỗi ô cơ sở đo 10 cây/40 cây theo 5 đường chéo vuông góc, mỗi điểm lấy 2 cây (trừ hai chỉ tiêu tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn thì đếm toàn bộ số cây trong ô nghiệm thức).
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng gồm: Tỷ lệ cây sống của cây ghép (%); Chiều cao chồi của cây ghép (cm); Tỷ lệ phân cành của cây ghép (%); Chiều dài cành cơ bản của cây ghép (cm); Số đôi lá/chồi ghép của cây ghép; Số cặp cành cơ bản (cặp cành) của cây ghép;
Tính tỷ lệ xuất vườn (%). So sánh giữa vụ mùa khô (tháng 10-12/2023) và mùa mưa (tháng 6-8/2023) về tỷ lệ xuất vườn của cây ghép cà phê cao sản TR4.
Các số liệu thu thập được từ các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn được phân tích ANOVA, so sánh LSD, Tukey, xác định tương tác bằng phần mềm SAS 9.3 (SAS, 2010).
Bảng 1 cho thấy thời điểm 60 NSG ở mùa khô và mùa mưa, nghiệm thức thời gian bao ngọn 20 ngày và tỷ lệ chừa lá 1/8 lá là nghiệm thức có tỷ lệ sống cao nhất và thời vụ ghép mùa mưa cho tỷ lệ sống cao hơn mùa khô nên khuyến cáo nên ghép cà phê vào vụ mùa mưa.
Bảng 1. Ảnh hưởng của tỷ lệ chừa lá và thời gian bao ngọn
đến tỷ lệ sống (%) 60 NSG
Đơn vị %
Thời vụ |
Tỷ lệ chừa lá |
Thời gian bao ngọn |
Trung bình |
||
10 ngày |
15 ngày |
20 ngày |
|||
Mùa khô |
1/2 cặp lá |
65,83 |
72,5 |
75 |
71,11 C |
1/4 cặp lá |
70 |
78,33 |
80 |
76,11 B |
|
1/6 cặp lá |
69,17 |
79,17 |
79,17 |
75,83 B |
|
1/8 cặp lá |
72,5 |
85 |
83,33 |
80,28 A |
|
Trung bình |
69,38 B |
78,75 A |
79,38 A |
CV = 2,36% |
|
Thời gian bao ngọn: P<0,01, Tỷ lệ chừa lá: P<0,01 . Số liệu chuyển đổi góc arcsin (x)1/2 |
|||||
Mùa mưa |
1/2 cặp lá |
89,17F |
91,67EF |
95,83BC |
92,22C |
1/4 cặp lá |
92,50DE |
95,00BCD |
96,67B |
94,72B |
|
1/6 cặp lá |
93,33CDE |
95,00BCD |
96,67B |
95,00B |
|
1/8 cặp lá |
95,83BC |
95,83BC |
100,0A |
97,22A |
|
Trung bình |
92,71B |
94,37B |
97,29A |
CV=0,44% |
|
Thời gian bao ngọn: P < 0,05, Tỷ lệ chừa lá: P< 0,01; A*B: P<0,05. Số liệu chuyển đổi sang (x)1/2 |
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Bảng 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ chừa lá và thời gian bao ngọn
đến tốc độ tăng trưởng chiều cao chồi ở 60 NSG
Đơn vị: cm/30 ngày
Thời vụ |
Tỷ lệ chừa lá |
Thời gian bao ngọn |
Trung bình |
||
10 ngày |
15 ngày |
20 ngày |
|||
Mùa khô |
1/2 cặp lá |
0,86 |
1,07 |
1,14 |
1,02 |
1/4 cặp lá |
0,96 |
0,77 |
1,74 |
1,16 |
|
1/6 cặp lá |
0,86 |
1,64 |
2,24 |
1,58 |
|
1/8 cặp lá |
1,22 |
1,98 |
1,86 |
1,69 |
|
Trung bình |
0,98B |
1,37AB |
1,75A |
CV = 27,14 % |
|
Mùa mưa |
1/2 cặp lá |
3,77 |
3,2 |
3,5 |
3,49 |
1/4 cặp lá |
3,71 |
3,67 |
3,52 |
3,63 |
|
1/6 cặp lá |
4,46 |
3,16 |
3,3 |
3,64 |
|
1/8 cặp lá |
4,56 |
3,66 |
3,97 |
4,06 |
|
Trung bình |
4,13 |
3,42 |
3,57 |
CV=13,51% |
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Khi so sánh tốc độ tăng trưởng ở hai mùa có thể thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao chồi ở mùa mưa cao hơn mùa khô, cụ thể ở mùa mưa có trung bình từ 3,49 đến 4,06 ở các tỷ lệ chừa lá và cao hơn mùa khô chỉ từ 1,02 đến 1,69. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của thời gian bao ngọn ở vụ mùa khô, còn ở mùa vụ mùa mưa thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3. Ảnh hưởng của tỷ lệ chừa lá và thời gian bao ngọn
đến số đôi lá ở thời điểm 60 NSG
Thời vụ |
Tỷ lệ chừa lá |
Thời gian bao ngọn |
Trung bình |
||
10 ngày |
15 ngày |
20 ngày |
|||
Mùa khô |
1/2 cặp lá |
1,10 |
1,20 |
1,17 |
1,16 |
1/4 cặp lá |
1,10 |
1,30 |
1,20 |
1,20 |
|
1/6 cặp lá |
1,10 |
1,07 |
1,20 |
1,12 |
|
1/8 cặp lá |
1,33 |
1,17 |
1,20 |
1,23 |
|
Trung bình |
1,16 |
1,18 |
1,19 |
CV = 9,94 % |
|
Mùa mưa |
1/2 cặp lá |
1,47B |
2,10A |
1,90AB |
1,82AB |
1/4 cặp lá |
1,70AB |
2,06A |
2,10A |
1,96A |
|
1/6 cặp lá |
1,43B |
1,73AB |
1,90AB |
1,69B |
|
1/8 cặp lá |
1,83AB |
1,57AB |
1,97AB |
1,79B |
|
Trung bình |
1,61 |
1,87 |
1,97 |
CV=9,41% |
|
Thời gian bao ngọn: P < 0,05; A*B: P<0,05. Số liệu chuyển đổi sang (x)1/2 |
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Số đôi lá biểu thị cho sự sinh trưởng của chồi ghép sau khi ghép. Do đó, ở cả hai thí nghiệm mùa mưa và mua khô ở Bảng 3 cho thấy khi ghép ở thời điểm mùa khô thì số đôi lá khá thấp, trung bình chỉ từ 1 đến 1,2 đôi lá. Ở vụ mùa mưa, có thể nhận thấy số đôi lá cao hơn hẳn trung bình từ 1,5 đến 2 đôi lá. Như vậy, có thể thấy số đôi lá ở thí nghiệm mùa mưa cao hơn ở thí nghiệm mùa khô.
Bảng 4. Ảnh hưởng của tỷ lệ chừa lá và thời gian bao ngọn
đến tỷ lệ phân cành ở thời điểm 60 NSG
Đơn vị: %
Thời vụ |
Tỷ lệ chừa lá |
Thời gian bao ngọn |
Trung bình |
||
10 ngày |
15 ngày |
20 ngày |
|||
Mùa khô |
1/2 cặp lá |
73,73 |
80,00 |
76,67 |
76,67 |
1/4 cặp lá |
76,67 |
80,00 |
76,67 |
77,78 |
|
1/6 cặp lá |
76,67 |
76,67 |
76,67 |
76,67 |
|
1/8 cặp lá |
80,00 |
80,00 |
80,00 |
80 |
|
Trung bình |
76,67 |
77,50 |
79,17 |
CV = 6,25 % |
|
Mùa mưa |
1/2 cặp lá |
76,67 |
80,00 |
83,33 |
80,00B |
1/4 cặp lá |
83,33 |
83,33 |
90,00 |
85,56AB |
|
1/6 cặp lá |
90,00 |
90,00 |
90,00 |
90,00A |
|
1/8 cặp lá |
93,33 |
93,33 |
93,33 |
93,33A |
|
Trung bình |
85,83 |
86,67 |
89,17 |
CV=2,33% |
|
Thời gian bao ngọn: P < 0,01. Số liệu chuyển đổi sang (x)1/2 |
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Ở Bảng 4, khi so sánh tỷ lệ phân cành giữa hai thí nghiệm cho thấy ở thời điểm mùa mưa cho tỷ lệ phân cành cao hơn ở thời điểm mùa khô. Tỷ lệ phân cành ở mùa mưa rất cao đạt trung bình từ 80 đến 90 %, ngược lại vụ mùa khô thì tỷ lệ phân cành chỉ đạt 70 đến 80 %. Tỷ lệ phân cành càng cao thì cây phát triển càng nhanh, cây ra càng nhiều cành thì tỷ lệ đạt xuất vườn càng cao.
Bảng 5. Ảnh hưởng của tỷ lệ chừa lá và thời gian bao ngọn
đến chiều dài cành ở thời điểm 60 NSG
Đơn vị: cm
Thời vụ |
Tỷ lệ chừa lá |
Thời gian bao ngọn |
Trung bình |
||
10 ngày |
15 ngày |
20 ngày |
|||
Mùa khô |
1/2 cặp lá |
4,91 |
4,19 |
5,89 |
5,00 B |
1/4 cặp lá |
5,06 |
4,62 |
6,23 |
5,30 B |
|
1/6 cặp lá |
4,87 |
6,79 |
7,53 |
6,40 A |
|
1/8 cặp lá |
5,48 |
6,83 |
7,37 |
6,56 A |
|
Trung bình |
5,08 |
5,61 |
6,75 |
CV = 19,95 % |
|
Tỷ lệ chừa lá: P< 0,05 |
|||||
Mùa mưa |
1/2 cặp lá |
6,77 |
8,66 |
8,52 |
7,98 |
1/4 cặp lá |
7,48 |
10,04 |
9,67 |
9,06 |
|
1/6 cặp lá |
7,65 |
9,08 |
7,71 |
8,15 |
|
1/8 cặp lá |
7,50 |
8,27 |
9,60 |
8,46 |
|
Trung bình |
7,35 |
9,01 |
8,87 |
CV=10,0% |
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Bảng 5 cho thấy ở chỉ tiêu chiều dài cành cơ bản, khi so sánh ở cùng thời điểm 60 ngày sau ghép thì trung bình chiều dài cành cơ bản ở vụ mùa mưa cao hơn so với các nghiệm thức mùa khô. Ở mùa khô, trung bình chiều dài cành cơ bản của các nghiệm thức từ 4,1 đến 7,5 cm, trong khi đó ở mùa mưa trung bình là từ 6,7 đến 10,1 cm. Vậy ở vụ mùa mưa cho chiều dài cành cơ bản cao hơn vụ mùa khô. Ở mùa khô có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở yếu tố tỷ lệ chừa lá với mức P<0,05. Ở mùa mưa không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các yếu tố thí nghiệm.
Tỷ lệ xuất vườn là tỷ lệ cây ghép đạt tiêu chuẩn để xuất vườn sau thời gian làm thí nghiệm, những cây này đã có đủ số cặp lá, số cặp cành, chiều cao chồi đạt theo tiêu chuẩn được lựa chọn từ những cây làm thí nghiệm. Tỷ lệ xuất vườn càng cao chứng tỏ rằng nghiệm thức đó cho hiệu quả nhất.
Bảng 6. So sánh tỷ lệ chừa lá và thời gian bao ngọn chồi ghép
đến tỷ lệ xuất vườn (%) 60 NSG
Có khác biệt thống kê giữa mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa cho tỷ lệ xuất vườn (79,93%) cao hơn và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với mùa khô (69,79%). Ở yếu tố thời gian bao ngọn, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức thời gian bao ngọn 20 NSG với hai nghiệm thức thời gian bao ngọn 15 NSG và 10 NSG. Cây ghép ở nghiệm thức thời gian bao ngọn 20 ngày cho tỷ lệ xuất vườn cao nhất (77,92%) và cao hơn nghiệm thức thời gian bao ngọn 10 NSG (72,71%), và 15 NSG (73,95%). Ở yếu tố tỷ lệ chừa lá, có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức tỷ lệ chừa lá, nghiệm thức tỷ lệ chừa lá 1/8 lá có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức có trung bình tỷ lệ chừa lá 1/8 lá có tỷ lệ xuất vườn cao nhất (78,47%) và cao hơn các nghiệm thức tỷ lệ chừa lá 1/6 lá (75,42%), 1/4 lá (75,42%) và 1/2 lá (70,14%). Ở thí nghiệm mùa khô, cây ghép thời gian bao ngọn 20 NSG và tỷ lệ chừa lá 1/8 lá cho tỷ lệ xuất vườn cao nhất (75,0%), cây ghép cho tỷ lệ xuất vườn thấp nhất là cây ghép thời gian bao ngọn 10 NSG và tỷ lệ chừa lá 1/4 lá (64,17%). Ở thí nghiệm mùa mưa, cây ghép cho tỷ lệ xuất vườn cao nhất là cây ghép thời gian bao ngọn 20 NSG và tỷ lệ chừa lá 1/8 lá (87,50%), cây ghép cho tỷ lệ xuất vườn thấp nhất là thời gian bao ngọn 15 ngày và tỷ lệ chừa lá 1/2 lá ( 69,17%).
Thí nghiệm mùa khô: Cây ghép ở thời gian bao ngọn 20 ngày, tỷ lệ chừa 1/8 lá có tỷ lệ sống (83,33%) và tỷ lệ xuất vườn cao nhất (75,0%).
Thí nghiệm mùa mưa: Cây ghép ở thời gian bao ngọn 20 ngày, tỷ lệ chừa lá 1/8 lá cho tỷ lệ sống cao nhất (100,0%) và tỷ lệ xuất vườn cao nhất (87,50%).
Có khác biệt giữa 2 mùa ghép cà phê, mùa mưa cho tỷ lệ xuất vườn (79,13%) cao hơn tỷ lệ xuất vườn ở mùa khô (69,97%). Thời điểm ghép mùa mưa, cây ghép ở thời gian bao ngọn 20 NSG, tỷ lệ chừa 1/8 lá cho tỷ lệ xuất vườn (87,50%). Ở mùa khô, cây ghép ở thời gian bao ngọn 20 ngày, tỷ lệ chừa 1/8 lá cho tỷ lệ xuất vườn cao nhất (75,0%). Vậy cây ghép thời gian bao ngọn 20 ngày và tỷ lệ chừa lá 1/8 lá là cây ghép tốt nhất ở cả 2 mùa, mùa khô và mùa mưa.
Căn cứ trên kết quả như vậy, kiến nghị nên ghép cây vào mùa mưa với tỷ lệ chừa lá ngọn ghép là 1/8 lá và thời gian bao ngọn 20 ngày tại khu vực nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
A study on the impact of leaf proportion and top covering on growth and success percentage of TR4 robusta coffee cultivar in the nursery period
Dang Le Thanh Lien1
Nguyen Thi Lan Thương1
Nong Lam University - Gia lai Campus
ABSTRACT:
In this study, two experiments were conducted and arranged in a strip-plot design in a randomized complete block design (RCBD) with three replications. The vertically striped plot includes three treatments: 10, 15, and 20 days of apical sheathing. The horizontal striped plot includes 4 treatments, leaving 1/2, 1/4, 1/6, and 1/8 leaves grafted. These experiments were conducted in Dak Doa district, Gia Lai province. When these experiments were conducted in the dry season (from October to December 2023), the results showed that the grafted trees using grafted tops, leaving 1/8 of the leaves and covering the tops with up to 15 NSGs, had the highest survival rate (85.0%). Meanwhile, the grafted trees using grafted tops, leaving 1/8 of the leaves and covering the tops with up to 20 NSGs, have the highest export rate (75.0%). When these experiments were conducted in the rainy season (from June to August 2023), the results showed that using grafted tops, leaving 1/8 of the leaves and covering the tops up to 20 NSGs, had the highest survival rate (100%) and highest growth rate (87.50%).
Keywords: leave rate of coffee trees, time to cover the tops of coffee trees, grafting coffee trees, coffee.
Nguồn: Tạp chí công thương
Ảnh hưởng các phương pháp sấy đến hàm lượng polyphenol, chlorophyll của bột lá cách (Premna Integrifolia L.) do ThS. Võ Văn Sim - Lê Thị Thanh Ngân - Võ Gia Huy - ThS. Bùi Thu Hà - ThS. Hồ Tấn Thành - ThS. Trần Nguyễn An Sa*(Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtKinh nghiệm pháp luật Hoa Kỳ về bảo mật thông tin khách hàng của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do ThS. Nguyễn Thị Bích Mai (Giảng viên, Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện
Xem chi tiếtMô hình nghiên cứu ảnh hưởng của dân trí tài chính số tới quyết định sử dụng các dịch vụ tài chính số của GenZ tại Việt Nam do Nguyễn Quỳnh Anh - Nguyễn Huyền Anh (Trường Đại học Điện lực) thực hiện
Xem chi tiếtNghiên cứu phỏng vấn sự khác nhau về tâm lý khách hàng đối với ý định chuyển đổi sang mua online theo nhóm hàng do TS. Phan Duy Hùng* (Trường Đại học Điện lực) thực hiện
Xem chi tiết