Những sự kiện thế giới nổi bật năm 2023


Báo Công Thương tổng hợp những sự kiện nổi bật năm 2023, trong đó có xung đột vũ trang, thiên tai và các vấn đề kinh tế khác.

Xung đột Israel - Hamas

Ngày 7/10, các tay súng Hamas từ Dải Gaza mở cuộc tấn công quân sự quy mô lớn theo 3 hướng: Đường bộ, đường biển, đường không vào Israel. Cuộc tấn công bất ngờ làm hàng trăm người Israel thiệt mạng, Hamas cũng bắt khoảng 250 người làm con tin. Đây là cuộc tấn công quân sự lớn nhất của lực lượng Hamas vào Israel kể từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 1987.

Israel-Hamas

Ngay sau đó, Israel đã phát động một chiến dịch không kích dồn dập ở Gaza. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã mở một cuộc tấn công trên bộ khiến toàn bộ khu dân cư phía Bắc Gaza trở thành đống đổ nát.

Chiến sự Nga - Ukraine bước sang năm thứ 2

Chiến sự Nga-Ukraine bước sang năm thứ 2 với mức độ khốc liệt không suy giảm. Đến nay vẫn chưa có bất cứ tín hiệu ngoại giao nào cho thấy cả Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt xung đột.

Nga-Ukraine

10 tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Kiev đã tiến hành một cuộc phản công được kỳ vọng từ lâu, sau khi tích lũy kho vũ khí mạnh mẽ do phương Tây sản xuất trị giá tỷ USD. Tuy nhiên, đợt phản công này không gây ảnh hưởng nhiều đến tuyến phòng thủ sâu của Nga.

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 6/2, một trận động đất có độ lớn 7,8 độ Richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, khiến hơn 50.000 người thiệt mạng. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn đã được ghi nhận ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng, bao gồm cả Syria, dần đến khoảng 6.000 người tử vong.

Dong dat

Theo báo cáo do Bộ Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ công bố, tổng thiệt hại do thảm họa này đã vượt quá 105 tỷ USD. Tổn thất vật chất có thể lên tới 9% so với dự báo Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 2023 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Kinh tế toàn cầu ảm đạm

Hậu quả của đại dịch Covid-19, hàng loạt các cuộc xung đột, bất ổn chính trị tại nhiều khu vực khiến năm 2023 tiếp tục là một năm ảm đạm của nền kinh tế thế giới. Thương mại hàng hóa suy giảm, lạm phát leo thang, nợ công của nhiều quốc gia tăng cao.

kinh te

Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu không quá 2,1%, còn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự tính mức tăng trưởng chỉ khoảng 3%. Những khó khăn chưa thể giải quyết khiến dự báo kinh tế thế giới năm 2024 có thể ảm đạm hơn.

2023 là năm nóng nhất trong lịch sử 125.000 năm

Các nhà khoa học thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho biết, năm 2023 “gần như chắc chắn” sẽ là năm nóng nhất trong 125.000 năm qua. Nhận định này xuất phát từ dữ liệu ghi nhận tháng 10/2023 là tháng 10 nóng nhất từ trước đến nay.

Bien doi khi hau
 

Hạn hán, vốn trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu, được cho là một trong những yếu tố đằng sau vụ cháy rừng kinh hoàng nhất ở Mỹ trong một thế kỷ trên đảo Maui, khiến ít nhất 115 người. Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Dubai vào tháng 12, khoảng 200 quốc gia đồng ý chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Đảo chính tràn lan ở châu Phi

Hàng loạt cuộc đảo chính đánh dấu sự thoái trào tại các nước châu Phi nói tiếng Pháp tiếp tục diễn ra vào năm 2023. Niger và Gabon là những quốc gia mới nhất xảy ra các vụ lật đổ một tổng thống dân cử. Bất ổn chính trị càng làm trầm trọng thêm vấn đề nghèo đói, tình trạng bất bình đẳng xã hội. Châu Phi sẽ vẫn phải đối mặt với các thách thức như xung đột, chia rẽ về kinh tế, an ninh, sắc tộc.

Dao chinh

Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi

BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Johannesburg (Nam Phi) từ ngày 22-24/8 giữa lúc nhóm các nền kinh tế mới nổi này đang hướng tới việc khẳng định vai trò quan trọng trên trường quốc tế.

BRICS

Chủ đề BRICS 2023 “BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì tăng trưởng nhanh, bền vững và chủ nghĩa đa phương toàn cầu”. BRICS quyết định sẽ kết nạp thêm 6 nước kể từ đầu năm 2024.

Trí tuệ nhân tạo có bước đột phá

Năm 2023, sau “phát súng” khởi đầu của Chat GPT, hàng loạt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như Google Bard, Microsoft Bing, Whisper, Codex, Midjourney, DALL-E… đã tạo ra những tác động chưa từng có tới các lĩnh vực của đời sống thế giới.

Tri tue nhan tao

Mặc dù Chính phủ nhiều nước đã nỗ lực pháp lý hóa việc kiểm soát AI, song sự phát triển quá nhanh của AI vẫn làm gia tăng nhiều lo ngại về những mặt trái có thể tác động đến con người và xã hội, đó là nguy cơ mất an ninh, lừa đảo trên mạng; lo ngại AI có thể đạt tiến bộ như trí tuệ con người hoặc thông minh hơn con người.

COP28 với thỏa thuận về nhiên liệu hóa thạch

Ngày 13/12/2023 là một bước tiến “lịch sử”, khi Hội nghị khí hậu lần thứ 28 (COP28) họp tại Dubai thông qua thỏa thuận đặc biệt kêu gọi chuyển đổi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, trật tự và hợp lý, tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2030. Thỏa thuận này khẳng định nhân loại khởi đầu cho kỷ nguyên chia tay với năng lượng hóa thạch, nhằm bảo vệ Trái đất khỏi nhiệt độ gia tăng, với các hậu quả vượt tầm kiểm soát.

COP28

Thế giới vượt qua đại dịch Covid-19

Ngày 05/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Đây là cột mốc chính thức khép lại cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu lớn nhất trong hơn một thế kỷ qua, sau hơn 3 năm dịch bùng phát. Hơn 765 triệu trường hợp được xác nhận mắc Covid-19 kể từ khi đại dịch bùng phát, gần 7 triệu người tử vong.

Covid-19

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, đại dịch đang có xu hướng lắng xuống trong khi miễn dịch từ nhiễm bệnh và vaccine của người dân ngày càng tăng. Ngoài ra, tỷ lệ nhập viện và tử vong có chiều hướng giảm, không còn gây căng thẳng cho các hệ thống y tế như trước.

Nguồn: Báo Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Sơ duyệt các hoạt động Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CHG) Sáng 3/5, tại tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức Sơ duyệt Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (sau đây gọi là Chương trình sơ duyệt).

Xem chi tiết
TP. Thủ Đức: Cận cảnh hàng loạt khu glamping lấn sông tại phường Long Phước

Hàng loạt chủ đầu tư, cá nhân có hành vi lấn sông để xây dựng khu nghỉ dưỡng, glamping tại phường Long Phước (TP. Thủ Đức) nhưng vẫn chưa bị xử lý dứt điểm.

Xem chi tiết
Vĩnh Phúc: Tượng đài gần 30 tỷ đồng “lộ” dấu hiệu xuống cấp sau 1 năm khánh thành

Chỉ sau một năm khánh thành, công trình tượng đài Trần Nguyên Hãn với tổng mức đầu tư gần 30 tỷ đồng ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc đã có biểu hiện xuống cấp.

Xem chi tiết
Diễu hành xe hoa tuyên truyền, quảng bá sự kiện Lễ hội Quán Thế Âm 2024

Tối 25-3, Ban tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm tổ chức hoạt động diễu hành xe hoa tuyên truyền, quảng bá sự kiện Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng năm 2024, hoạt động này sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 25-3 đến 28-3 (nhằm ngày 16, 17, 18, 19 Âm lịch).

Xem chi tiết
Infographic: Chương trình Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn ngày 26-3

Từ ngày 26-3 đến 29-3 (nhằm ngày 17-2 đến ngày 20-2 Âm Lịch), tại khuôn viên chùa Quán Thế Âm và các tuyến đường Sư Vạn Hạnh, Lê Văn Hiến sẽ diễn Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn năm 2024 với nhiều hoạt động tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, thể thao đặc sắc, hấp dẫn, trong ngày 26-3 sẽ diễn ra các hoạt động của lễ hội và khai mạc lễ hội vào lúc 17h30.

Xem chi tiết
2
2
2
3