(CHG) Tại Hội nghị Thông tin Báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo, Tỉnh uỷ Quảng Ninh tổ chức ngày 6/6, đồng chí Nguyễn Văn Vọng, Phó Chánh văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đã thông tin tới các cơ quan thông tấn, báo chí về kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm.
Theo đó, tính đến hết ngày 30/5/2023, tỉnh Quảng Ninh có 98/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới 19/19 tiêu chí và 57/57 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025. Đến nay, toàn tỉnh đã có 54/98 (chiếm 55,1%) xã đạt 19/19 tiêu chí và 75/75 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Hiện nay, tỉnh đã có 26/98 (chiếm 26,5%) xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. Trong đó: Có 23 xã có quyết định công nhận và có 03 xã (Quảng Long - Hải Hà; xã Hồng Thái Đông và xã Nguyễn Huệ - Đông Triều) đã đạt các tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới kiểu mẫu; Dự kiến Hội đồng thẩm định cấp tỉnh họp trong tháng 6/2023.
Xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên đạt chuẩn tiêu chí xã nông thôn mới. Môi trường ở đây ngày một xanh, sạch, đẹp hơn. Ảnh: Xuân Thao
Hiện nay, 7/7 huyện đã đạt 9/9 tiêu chí và 36/36 chỉ tiêu theo bộ tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. 6/6 thành phố, thị xã đã đạt 5/5 tiêu chí theo bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (tăng 2,6 tiêu chí so với đầu năm). Có 2 huyện (Đầm Hà và Tiên Yên) đã đạt 9/9 tiêu chí và 38/38 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí huyện NTM nâng cao, đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản đạt 8/8 nội dung theo bộ tiêu chí quốc gia tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Hiện đang lập Hồ sơ đề nghị xét công nhận tỉnh Quảng Ninh hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2022.
Để tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/11/2022 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 23/3/2023 của UBND tỉnh… tỉnh Quảng Ninh tập trung vào các nhóm giải pháp cụ thể như: Tập trung lãnh đạo chỉ đạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo và cơ quan tham mưu giúp việc BCĐ các cấp; làm tốt công tác, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân; tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới”; thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua…
4