(CHG) Thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm, các sản phẩm đồ gia dụng, quần áo, bánh kẹo... trên nhãn hàng hóa có chữ nước ngoài, không nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại một số cửa hàng mang thương hiệu JAPAN SHOP, khiến người tiêu dùng băn khoăn về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Xem chi tiếtLTS: Hàng giả, hàng nhái đang là mối lo lớn của toàn xã hội, làm người tiêu dùng hoang mang và trở thành một “vấn nạn” của đất nước. “Vấn nạn” này không những phá hoại nền sản xuất trong nước mà còn làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia. Đảng và Nhà nước đang tập trung chỉ đạo quyết liệt trong việc đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, buôn lậu và gian lận thương mại. Vì thế, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 29/11 hàng năm là “Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái” nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp đối với công tác này. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 389/QĐ -TTg thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cơ sở củng cố Ban Chỉ đạo 127. Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng và chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… Để công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng gian lận thương mại, hàng nhập lậu đạt kết quả cao, rất cần sự đồng lòng, chung sức của người tiêu dùng thường xuyên thông tin, tố giác tới cơ quan chức năng các đơn vị sản xuất, kinh doanh gian dối. Điều đó cũng giúp cho người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Xem chi tiếtBài viết "Quản lý nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước ở Nhật Bản và một số kinh nghiệm cho Việt Nam" do ThS. Cao Thị Phương Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia) thực hiện.
Xem chi tiếtVăn hóa, phong tục, tập quán nền văn hóa là yếu tố quyết định căn bản nhất đối với những nhu cầu, mong muốn cũng như hành vi tiêu dùng của du khách. Du khách Nhật Bản có yêu cầu cao và mong đợi về chỗ ở, dịch vụ ăn uống khi đi du lịch phải theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, họ luôn muốn tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng trước và trong quá trình đi du lịch. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ thấp, an toàn sức khỏe, rào cản ngôn ngữ và visa là những vấn đề khiến người Nhật Bản thường lo lắng khi đến du lịch Việt Nam… Các vấn đề này đều ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn du lịch Việt Nam của du khách Nhật Bản. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở xác định các đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hành vi du lịch của khách Nhật Bản, từ đó gợi ý một số hàm ý nhằm tăng cường công tác xúc tiến, phát triển sản phẩm du lịch phù hợp.
Xem chi tiếtTrong những năm qua, Việt Nam và Nhật Bản thường xuyên tiến hành trao đổi đoàn, từ những chuyến thăm cấp cao cho đến giao lưu giữa nhân dân hai nước. Các hoạt động này giúp tăng sự hiểu biết về đất nước, lịch sử, văn hóa,... của nhau..Bài viết dưới đây thông qua việc nghiên cứu đặc điểm thị trường, thực trạng khách du lịch người Nhật Bản sang Việt Nam, từ đó xem xét triển vọng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.
Xem chi tiết