TÓM TẮT:
Trong những năm qua, Việt Nam và Nhật Bản thường xuyên tiến hành trao đổi đoàn, từ những chuyến thăm cấp cao cho đến giao lưu giữa nhân dân hai nước. Các hoạt động này giúp tăng sự hiểu biết về đất nước, lịch sử, văn hóa,... của nhau..Bài viết dưới đây thông qua việc nghiên cứu đặc điểm thị trường, thực trạng khách du lịch người Nhật Bản sang Việt Nam, từ đó xem xét triển vọng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.
Từ khóa: khách du lịch, Nhật Bản, thị trường, ẩm thực, văn hóa.
Sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, hai bên đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản nói chung, trong đó có ngành Du lịch nói riêng. Thị trường khách du lịch Nhật Bản được đánh giá cao và luôn được xác định là thị trường trọng điểm đối với cả nước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam luôn nằm trong top 10 thị trường khách quốc tế với hơn 100.000 lượt/năm. Ở chiều ngược lại, Nhật Bản dần trở thành điểm đến rất được yêu thích của khách du lịch Việt Nam nói chung trong những năm qua, với các điểm đến du lịch hấp dẫn.
Nhật Bản - một trong 3 nước có lượng du khách tới Việt Nam nhiều nhất trong vài năm trở lại đây. Việc tìm hiểu về đặc điểm của du khách Nhật Bản sẽ là cơ sở quan trọng, giúp khai thác nguồn khách tiềm năng này. Dưới đây là biểu đồ cho thấy sự lựa chọn của du khách Nhật Bản khi đến Việt Nam. Cụ thể, có 88% vì sự đam mê ẩm thực với những món ăn ngon, 59% lựa chọn các công trình lịch sử, 35% đam mê du lịch khám phá và chỉ có 23% là lựa chọn vì các khu nghỉ dưỡng.
Sự lựa chọn như vậy đến từ thói quen và sự khác biệt về mặt độ tuổi giữa các đối tượng khách hàng. Một bộ phận khách Nhật (chủ yếu là giới trẻ) thường có thói quen đi quán bar hoặc câu lạc bộ sau bữa tối và đặc biệt thích tham gia vào các hoạt động tình nguyện hướng tới cộng đồng như phổ biến văn hóa Nhật Bản, vệ sinh đường phố, trồng cây, tuyên truyền phòng chống bệnh dịch,… Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách Nhật Bản là sự ổn định chính trị, an ninh, sự sạch sẽ, cơ sở lưu trú tiện nghi với dịch vụ chu đáo, hệ thống giao thông thuận tiện, chất lượng của hướng dẫn viên sử dụng tiếng Nhật Bản, các thông tin, sách hướng dẫn.
Ngoài ra, các yếu tố thời tiết, bệnh dịch, sức khỏe và y tế cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn điểm đến của họ. Khách Nhật Bản thường đi du lịch kéo dài nhất cũng chỉ trong phạm vi 1 tuần, những nhóm phụ nữ hoặc người trung, cao niên thường đến những nơi có khách sạn cao cấp, ăn ở những nhà hàng nổi tiếng, nơi có nhiều điểm tham quan, shopping. Trong khi đó, để thu hút khách trẻ tuổi thì cần có nhiều hoạt động, các dịch vụ vui chơi giải trí thông minh, ít tốn kém. Có một đặc điểm rất quan trọng cần lưu ý là trên lĩnh vực ẩm thực, người Nhật Bản rất yêu thích món ăn của đất nước mình, đi đến đâu họ cũng muốn được thưởng thức. Do đó những địa điểm có nhiều nhà hàng, khách sạn mang phong cách Nhật Bản luôn là sự lựa chọn ưu tiên trên lịch trình của du khách.
Giai đoạn 2015-2019, khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng 1,4 lần, từ 671 nghìn lượt (năm 2015) lên 952 nghìn lượt (năm 2019), mức tăng bình quân đạt 9,1%/năm. (Bảng 1)
Hơn 2 năm (2020 – 2021), do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, hoạt động du lịch của 2 nước bị chững lại. Nhưng từ tháng 3/2022, Việt Nam đã mở cửa và dần thu hút khách du lịch nước ngoài trong đó có Nhật Bản. Du khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 600.000 lượt trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng 6,8 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lượng khách Nhật Bản tới Việt Nam đạt 28.200 lượt, tăng 594%. Riêng Vietnam Airlines có 68 chuyến bay từ Việt Nam tới Nhật Bản và ngược lại trong 1 tuần. Điều rất đáng mừng này chứng tỏ chúng ta vẫn tiếp tục duy trì được thị trường hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài. Kết quả này có được đến từ chính sách mở cửa du lịch đúng thời điểm của Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút du lịch Nhật Bản. Cụ thể là từ 15/3/2022, Việt Nam đã miễn thị thực cho 13 quốc gia trong đó có Nhật Bản khi đến Việt Nam. Và từ 15/5/2022, Việt Nam cũng đã bãi bỏ hoàn toàn việc xét nghiệm Covid-19 và khai báo y tế đối với khách nước ngoài khi du lịch tại Việt Nam. Ngoài ra, trong các dịch vụ du lịch thì hàng không là yếu tố quan trọng hàng đầu để du lịch có thể khôi phục hoạt động trở lại sau dịch Covid-19. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng và chính sách mở cửa của Việt Nam và Nhật Bản, Vietnam Airlines đã tăng tần suất các chuyến bay theo giai đoạn nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam. Từ tháng 7/2022, Vietnam Airlines đã tăng tần suất bay giữa Việt Nam và Nhật Bản tại các chặng bay lên 35 chuyến/tuần, nghĩa là chiếm khoảng 50% và từ tháng 10/2022 lại diễn ra một đợt tăng tiếp.
Theo đó, tất cả các điểm bay tại sân bay Narita, Haneda, Fukuoka, Osaka sẽ được nối đến Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Cũng có thể có những điểm bay mới sẽ được nối đến Đà Nẵng. Việc tăng dần tần suất các chuyến bay với mục đích thu hút khách du dịch Nhật Bản đến với Việt Nam và đến khi Nhật Bản cho phép khách du lịch Việt Nam tới Nhật Bản thì những bước chuẩn bị từ trước sẽ giúp hoạt động đón khách suôn sẻ, hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam đã thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, quảng bá thu hút khách Nhật Bản. Trong đó, ngành Du lịch Việt Nam tham gia Hội chợ Du lịch JATA Nhật Bản tổ chức thường niên vào tháng 9 tại Tokyo. Đây được coi là hội chợ lớn nhất thế giới về du lịch do Hiệp hội Du lịch Nhật Bản tổ chức. Ngoài ra, ngành Du lịch Việt Nam cũng tổ chức các chương trình giới thiệu điểm đến ở nhiều thành phố lớn, tổ chức Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và loại hình nghệ thuật biểu diễn tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Việt Nam như áo dài, múa rối nước,... vốn đã được công chúng Nhật Bản đón nhận và đánh giá cao. Để tăng cường thu hút khách Nhật Bản đến Việt Nam trong thời gian tới, ngành Du lịch Việt Nam tiếp tục triển khai các phân khúc thị trường, trong đó tập trung thu hút khách cao tuổi, khách có khả năng chi trả cao, du lịch học đường,... Về sản phẩm du lịch, ngành đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng biển, di sản và du lịch thành phố với các điểm đến được du khách Nhật Bản yêu thích với điều kiện tiếp đón, chất lượng du lịch đảm bảo như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long, Huế, Phú Quốc,...
Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm du lịch được yêu thích của khách du lịch Nhật Bản. Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch xứ sở hoa anh đào bởi có tài nguyên du lịch phong phú, phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách du lịch Nhật Bản (du lịch di sản, du lịch sức khỏe, du lịch biển…); an ninh, chính trị ổn định; khách du lịch Nhật Bản khi đến Việt Nam được miễn visa trong khoảng thời gian 15 ngày; khoảng cách địa lý từ Nhật Bản đến Việt Nam tương đối gần, chỉ mất khoảng năm giờ bay thẳng và đa số người dân Nhật Bản có thiện cảm với hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam cũng đang gặp một số khó khăn trong việc thu hút khách du lịch Nhật Bản như kinh phí đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch nói chung và khách du lịch Nhật Bản nói riêng còn ít; thiếu chiến lược marketing và nhiều sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch Nhật Bản; chưa có văn phòng xúc tiến du lịch tại Nhật Bản nói riêng và tại nước ngoài nói chung.
Bên cạnh đó là một số vấn đề về chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, trật tự an toàn xã hội, tắc nghẽn giao thông, vệ sinh, ô nhiễm môi trường, thiên tai; chưa tạo được cầu nối và sự gắn kết thường xuyên trong việc nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin du lịch, xúc tiến, quảng bá giữa cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp đón và gửi khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam. Đó là chưa kể sự cạnh tranh thu hút khách du lịch Nhật Bản của các quốc gia trong khu vực đang ngày càng lớn.
Một là, ngành Du lịch cần xây dựng chiến lược tổng thể và dài hạn như thúc đẩy mở các đường bay thẳng với các địa phương Nhật Bản. Ngoài ra, Sở Du lịch sẽ tăng cường tổ chức sự kiện xúc tiến du lịch giữa hai bên như lễ hội Việt - Nhật, lễ hội Việt Nam tại tỉnh Aichi, hội chợ du lịch quốc tế JATA được tổ chức thường niên tại Tokyo; tham gia lễ hội văn hóa du lịch do Trung tâm ASEAN - Nhật Bản tổ chức; phối hợp với Vietnam Airlines tổ chức những roadshow lớn tại 3 thành phố của Nhật Bản là Osaka, Nagoya và Tokyo; tổ chức lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản; phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành và Vietnam Airlines đón các đoàn khảo sát về du lịch từ Nhật Bản; xây dựng website quảng bá, giới thiệu du lịch Việt Nam bằng tiếng Nhật Bản; xuất bản các ấn phẩm tiếng Nhật Bản; phối hợp với Trung tâm ASEAN - Nhật Bản tổ chức hai lớp tập huấn về thị trường khách du lịch Nhật Bản… Ngành Du lịch cần chú trọng mời người mua quốc tế từ Nhật Bản để quảng bá, giới thiệu Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng. Đặc biệt, ngành Du lịch sẽ kết nối người mua với các công ty du lịch trong nước với mục tiêu cơ hội hợp tác, thu hút khách Nhật Bản đến Việt Nam và ngược lại.
Hai là, ngành Du lịch Việt Nam cần thực hiện tăng thời gian miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch Nhật Bản; huy động các nguồn lực của địa phương trong công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút khách du lịch Nhật Bản; hình thành quỹ xúc tiến du lịch thị trường Nhật Bản; phối hợp với các cơ quan liên ngành trong việc phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch mới cho khách du lịch Nhật Bản; có chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý.
Cùng với việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch theo nhóm các sản phẩm dịch vụ cho khách Nhật Bản nói chung và nhóm các sản phẩm du lịch đặc thù theo từng phân đoạn thị trường, ngành Du lịch Việt Nam cũng cần tập trung quảng bá một số điểm đến cụ thể như con đường di sản miền Trung và vịnh Hạ Long; du lịch biển Phú Quốc và Đà Nẵng, Quảng Nam (kết hợp với du lịch di sản); du lịch học đường; du lịch nghỉ dưỡng dài ngày (Khánh Hòa, Bình Thuận); du lịch mua sắm, ẩm thực (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh),…
Đồng thời, tổ chức điều tra, thu thập thông tin về thị trường để hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch xúc tiến tại Nhật Bản; hợp tác với nước bạn Lào và Campuchia để tạo ra các sản phẩm du lịch liên quốc gia cũng như quảng cáo chung cho 3 điểm đến; hợp tác với Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản trong xúc tiến du lịch.
Ba là, sự đa dạng, phong phú của sản phẩm du lịch từ văn hóa, di sản, sinh thái đến các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp trải dài từ Bắc đến Nam, phù hợp với sở thích và nhu cầu của người Nhật Bản. Việt Nam đã và đang đón nhận sự quan tâm lớn từ người dân Nhật Bản. Ngược lại, Nhật Bản cũng đã trở thành một trong những điểm đến du lịch ưa thích của du khách Việt Nam. Vì vậy, cần phát huy những lợi thế từ những kết quả hợp tác tốt đẹp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Solutions to attract more Japanese tourists to Vietnam
Master. Le Thi Van Anh
Faculty of Tourism and Hotel, University of Economics - Technology for Industries
Abstract:
Over the years, Vietnam and Japan regularly conduct the exchange of delegations from high-level to people-to-people exchanges. These activities promote the mutual understanding from culture to history between two countries. By studying the market characteristics and the current situation of Japanese tourists to Vietnam, this study analyzes the outlook and proposes some solutions to increase the number of Japanese tourists to Vietnam in the coming time.
Keywords: tourists, Japan, market, food, culture.
Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết