Cửa hàng mang thương hiệu JAPAN SHOP công khai bán hàng không nhãn phụ tiếng Việt


(CHG) Thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm, các sản phẩm đồ gia dụng, quần áo, bánh kẹo... trên nhãn hàng hóa có chữ nước ngoài, không nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại một số cửa hàng mang thương hiệu JAPAN SHOP, khiến người tiêu dùng băn khoăn về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

Theo quy định của pháp luật, hàng hóa nhập khẩu ngoài thông tin trên nhãn gốc của sản phẩm hàng hóa, bắt buộc các sản phẩm phải có nhãn phụ của hàng hóa bằng tiếng Việt. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Quy định của pháp luật là vậy, thế nhưng nhiều cá nhân, doanh nghiệp… vẫn đang cố tình vi phạm. Điều đó có thể gây ra hậu quả vô cùng nặng nề cho người tiêu dùng, thậm chí có thể tổn hại trực tiếp đến sức khỏe tiêu dùng của khách hàng.

Một số cửa hàng mang thương hiệu thời trang JAPAN SHOP

Trong đó, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về việc một số cửa hàng mang thương hiệu JAPAN SHOP kinh doanh hàng tiêu dùng có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu, dấu hiệu kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giẳ và Gian lận thương mại (CHG).

Thực phẩm chức năng được bày bán tại các cửa hàng mang thương hiệu JAPAN SHOP, có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong việc ghi nhãn hàng hóa. Nguy hại hơn, một số sản phẩm có ghi nhãn tiếng Việt, thế nhưng trên nhãn ghi "đặc trị", dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng: đây là thuốc.

Qua khảo sát, cửa hàng mang thương hiệu JAPAN SHOP có địa chỉ 44 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy; cửa hàng JAPAN SHOP, địa chỉ ki ốt 2- CT4, phường Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm và cửa hàng JAPAN SHOP 188 Nguyễn Văn Lộc, phường Mộ Lao, quận Hà Đông... phóng viên nhận thấy: người tiêu dùng phản ánh là có cơ sở.

Sản phẩm là mỹ phẩm không nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại những cửa hàng mang thương hiệu JAPAN SHOP.

Tại thời điểm khảo sát, những cửa hàng trên đang bày bán nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng được nhập từ Nhật Bản như: thực phẩm chức năng; hóa mỹ phẩm; giầy- dép; quần- áo; túi xách ... trên nhãn gốc là chữ tượng hình, thế nhưng nhiều sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt, không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Một số sản phẩm hàng hóa có nhãn phụ tiếng Việt thì có thông tin rất chung chung (tên gọi của hàng hóa, giá bán), ngoài ra không có thông tin nào khác. Điều này không tránh khỏi sự hoài nghi của người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng của các sản phẩm đang bày bán tại đây.

Lượng lớn quần- áo; giày dép được bày bán tại đây trên nhãn gốc ghi tiếng nước ngoài, không nhãn phụ tiếng Việt, không có thể hiện chứng nhận hợp quy trên các sản phẩm may mặc.

Trao đổi với một nhân viên bán và giới thiệu sản phẩm tại cửa hàng tại Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy về việc một số sản phẩm bày bán tại đây không có nhãn phụ tiếng Việt, nhân viên này cho biết nguyên nhân: “Một số hàng hóa đang kinh doanh tại đây là hàng xách tay nên không thể xuất được hóa đơn giá trị gia tăng”.
Thực tế, với các sản phẩm thời trang: quần- áo; giày- dép; ba lô... hầu hết không có nhãn phụ tiếng Việt, thì trên nhãn hàng hóa của các sản phẩm may mặc cũng không thể hiện dấu hợp quy. Bên cạnh đó, một số sản phẩm thời trang gắn nhãn thương hiệu Adidas, Lacoste... khiến người tiêu dùng khó tránh khỏi hoài nghi: liệu đây có phải là sản phẩm của chính hãng?
Việc một số cửa hàng mang thương hiệu JAPAN SHOP có nhiều dấu hiệu kinh doanh hàng hóa nhập lậu, ngày 03/01/2023, Tạp chí CHG có chuyển thông tin do người tiêu dùng phản ánh tới Cục Quản lý thị trường Hà Nội. Rất mong phía Cục Quản lý thị trường Hà Nội sớm thẩm tra xác minh, kiểm tra, xử lý những sai phạm (nếu có) của những cửa hàng kinh doanh hàng Nhật Bản mang thương hiệu JAPAN SHOP. Đồng thời làm rõ hành vi, có hay không những cửa hàng mang thương hiệu trên có đang buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế, làm thất thu ngân sách nhà nước?
Trao đổi với ông Nguyễn Đức Lợi, Chủ tích Quỹ Chống hàng giả về việc cửa hàng kinh doanh hàng Nhật JAPAN SHOP kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm các quy đinh của pháp luật, ông Nguyễn Đức Lợi cho biết:
“Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
Đối với các dấu hiệu của những cửa hàng kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc từ Nhật Bản mang thương hiệu JAPAN SHOP được phóng viên Tạp chí CHG mô tả như trên cho thấy: những cửa hàng trên kinh doanh không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có dấu hiệu kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ chất lượnghàng hóa trôi nổi, hàng xách tay… Đó có thể là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Vì vây, để quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, ngày 09 tháng 12 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.
.............................................................
Mức xử phạt VPHC đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên đến 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm có liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm.
Ngoài hành vi vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa, cơ sở kinh doanh còn có dấu hiệu vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Nếu đơn vị trên mà kinh doanh hàng hóa nhập lậu thì sẽ bị xử lý tại Nghị định 98/2020/ NĐ-CP ngày 26/8/2020 với mức xử phạt VPHC có thể lên đến 200.000.000 đồng và  tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm / buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng / buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”.

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3