Công tác quản lý nhà nước với doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nông sản trong thương mại điện tử

Đề tài Công tác quản lý nhà nước với doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nông sản trong thương mại điện tử do Vũ Hiền Thương (Đại học Công nghệ Đông Á) thực hiện.

Xem chi tiết
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại điện tử đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại điện tử đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam do ThS. Đặng Thị Hồng Vân (Trường Đại học Thương mại) thực hiện

Xem chi tiết
Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam do ThS. Lê Phú Khánh (Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Công đoàn)

Xem chi tiết
Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học dựa trên nền tảng thương mại điện tử

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên việc tổng hợp và phân tích 36 công trình nghiên cứu trước đây về thương mại điện tử (TMĐT) và ý định khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có nhiều nghiên cứu xem xét tác động trực tiếp của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên mà trong đó “Cảm nhận về tính khả thi khởi nghiệp” là một trong các nhân tố đó, số ít nghiên cứu xem xét tác động của các nhân tố này đến “Cảm nhận về tính khả thi khởi nghiệp”. Do đó, nghiên cứu này đã đề xuất mô hình nghiên cứu xem xét cùng lúc mối quan hệ của 6 nhân tố (1) Đặc điểm tính cách sinh viên; (2) Thái độ với hành vi khởi nghiệp; (3) Nhận thức kiểm soát hành vi; (4) Chuẩn chủ quan; (5) Môi trường giáo dục; và (6) Nguồn vốn, tới ý định khởi nghiệp của sinh viên dựa trên nền tảng TMĐT thông qua hai cơ chế là tác động trực tiếp và tác động gián tiếp qua biến trung gian là “Cảm nhận về tính khả thi khởi nghiệp”.

Xem chi tiết
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong lĩnh vực thương mại điện tử và bài học cho Việt Nam

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, bên cạnh các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống thì giải quyết tranh chấp trực tuyến là một phương thức mới mẻ, mang nhiều ưu điểm vượt trội. Ở Việt Nam hiện nay, với tốc độ phát triển thương mại điện tử mạnh mẽ, đây lại càng là một giải pháp tối ưu cần được tăng cường khai thác và áp dụng. Tuy vậy, vấn đề giải quyết trực tuyến các tranh chấp thương mại điện tử ở Việt Nam, một phần thiếu đi sự quan tâm thích đáng, một phần còn vấp phải những khó khăn, thách thức đến từ cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh lĩnh vực này. Chính vì vậy, việc “đi tắt đón đầu”, nghiên cứu những kinh nghiệm có liên quan của các quốc gia trên thế giới là điều cần thiết, vừa để tiếp thu, học hỏi những phương hướng, giải pháp đã có, vừa để sửa đổi, hoàn thiện, khắc phục những vướng mắc hiện tại nhằm giúp cho giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử được thực thi có hiệu quả ở Việt Nam. Bài viết khái quát một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử trực tuyến, giới thiệu và phân tích các kinh nghiệm áp dụng của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng các phương thức trực tuyến ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Xem chi tiết
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Nhận diện và một số hàm ý phát triển tại Hà Nội

Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương mại điện tử xuyên biên giới (TMĐTXBG) như các đặc điểm, các kênh bán hàng, các mô hình kinh doanh của TMĐTXBG. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đưa ra hàm ý một số giải pháp nhằm phát triển TMĐTXG tại Hà Nội: (1)- Người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm dịch vụ, (2)- Các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm, làm mới hình ảnh thương hiệu, tối ưu các kênh bán hàng, thấu hiểu nhu cầu người tiêu dùng quốc tế, (3)- Cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện hành lang pháp lý chặt chẽ, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nghiên cứu còn một số hạn chế như chưa phân tích cụ thể quy trình kinh doanh, các công cụ, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TMĐTXBG tại Hà Nội.

Xem chi tiết
Pháp luật về thuế trong thương mại điện tử

Thương mại điện tử là sự phát triển tất yếu của thương mại truyền thống trong bối cảnh hiện nay. Mặc dù có những đặc trưng khác biệt, nhưng thương mại điện tử và thương mại truyền thống đều có bản chất là hoạt động thương mại. Chính vì vậy, pháp luật về thuế trong thương mại điện tử về nguyên tắc cũng tương tự như trong thương mại truyền thống. Tuy nhiên, do các đặc trưng của thương mại điện tử so với thương mại truyền thống mà pháp luật về thuế trong thương mại điện tử gặp phải một số hạn chế, như: khó khăn trong việc xác định chủ thể nộp thuế, xác định doanh thu… Do đó, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thương mại điện tử nói chung và pháp luật về thuế trong thương mại điện tử nói riêng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững thương mại điện tử ở Việt Nam.

Xem chi tiết
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử

(CHG) Thương mại điện tử là sự phát triển tất yếu của thương mại truyền thống trong bối cảnh hiện nay. Mặc dù, có những đặc trưng khác biệt nhưng thương mại điện tử và thương mại truyền thống đều có bản chất là hoạt động thương mại. Chính vì vậy, giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử cũng được thực hiện thông qua các phương thức giải quyết được quy định trong Luật Thương mại năm 2005.

Xem chi tiết
Pháp luật về thương mại điện tử trên mạng xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số tại việt Nam hiện nay

(CHG) Những năm gần đây, mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Mô hình kinh doanh này đã có những đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0.

Xem chi tiết
Affiliate marketing tại Việt Nam: cơ hội và thách thức

Bài nghiên cứu đánh giá khái quát về các cơ hội và thách thức mà Affiliate Marketing (Marketing liên kết) mang lại đối với thị trường Việt Nam hiện nay. Affiliate marketing đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng tới thời gian gần đây từ năm 2018 mới đạt được những thành tựu nhất định tại thị trường Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết, dựa trên những nghiên cứu còn rất hạn chế của cá nhân, tác giả đưa ra những cái nhìn rõ hơn về cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp khi sử dụng Affiliate marketing.

Xem chi tiết

Trang 1/2