Bài 2: Lên mạng học làm pháo nổ, lãnh hậu quả thật ngoài đời


(CHG) Cứ đến thời điểm cận Tết lại tái diễn tình trạng thanh thiếu niên, học sinh chế pháo nổ. Xem video hướng dẫn chế pháo trên mạng, sau đó các em đã "thực hành" theo, bất chấp nguy hiểm và hậu quả thật đã xuất hiện ở ngoài đời thực.
Thiếu quyết liệt triệt xóa những video hướng dẫn làm pháo nổ trên mạng
Nhiều năm nay, cứ đến dịp cận Tết Nguyên đán là trên mạng internet lại xuất hiện những video hướng dẫn tự làm pháo nổ. Học theo những video này, nhiều vụ việc tự chế pháo nổ đã để lại hậu quả đau xót. Thế nhưng bất chấp nguy hiểm và những lời cảnh báo về hậu quả của việc tự chế pháo nổ, nhiều video hướng dẫn chi tiết tự chế pháo nổ trên các nền tảng xã hội, cũng như mạng internet... vẫn còn đó.

Liên tục xuất hiện những video hướng dẫn làm pháo nổ trên các nền tảng mạng xã hội.
Tạp chí điện tử Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã có bài đăng tải về nội dung “Tràn lan video hướng dẫn làm pháo nổ trên mạng”, nội dung bài viết đã chỉ ra một thực trạng nhức nhối của xã hội. Nhưng hiện tượng này vẫn cứ ngang nhiên xuất hiện và nhận được sự quan tâm, tương tác, bình luận của nhiều người xem đối với tài khoản đăng tải video. Cho đến nay, những trang mạng nguy hại này vẫn chưa bị triệt xóa hoàn toàn trên các nền tảng như Youtube, Facebook, Tiktok...
Thực tế đang diễn ra việc liên tục xuất hiện thêm những video mới. Những thông tin này không chỉ hướng dẫn chi tiết cách chế tạo pháo cấm, thử chất lượng pháo... mà đây còn là nơi người dùng mạng chia sẻ thú vui bị cấm, chỉ nhau nơi bán nguyên liệu làm pháo nổ. Những nội dung này đang tạo ra mối nguy hại cho xã hội, cho nhiều gia đình vào dịp Tết.
Thực tế, đã có nhiều thanh thiếu niên, người lớn đã học theo cách tự chế pháo nổ từ những kênh video này. Tự chế ra những sản phẩm pháo nổ phục vụ chơi Tết, hoặc bán lại để kiếm lời, nhiều em nhỏ cũng như nhiều người lớn đã phải trả giá đắt, khi những quả pháo tự chế này phát nổ và gây thương tích nặng đối với người sử dụng.
Nguy hiểm là thế, nhưng vì sao nhiều người vẫn "bỏ ngoài tai" những lời cảnh báo, để học theo và làm theo việc chế pháo nổ? 
Những video hướng dẫn tự chế pháo nổ nguy hiểm là thế, nhưng các kênh youtube, hoặc tài khoản tiktok, facebook, tại sao đến nay vẫn không bị khóa hoặc bị xử lý nghiêm khắc? Dư luận đang rất trông đợi sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, xử lý, triệt xóa hoàn toàn những kênh Youtube này....
Công an huyện Tiền Hải kiểm tra tang vật là pháo nổ tự chế thu giữ của H. Ảnh: Công an Thái Bình.
Ví dụ điển hình gần đây nhất là trường hợp của em Đ.Q.H (sinh năm 2008, trú xã Nam Phú, huyện Tiền Hải), H. đã học cách tự chế pháo nổ từ những video trên Youtube. Sau khi tự chế thành công số lượng lớn pháo nổ, H. đã mang đi tiêu thụ và bị lực lượng Công an huyện Tiền Hải bắt quả tang, thu giữ tang vật vào ngày 23/12/2022.
Kiểm tra tại chỗ, công an phát hiện trong hành lý của H. có 70 quả pháo nổ có kích thước 6cmx2cm, 3 quả pháo kích thước 25cmx7,5cm và 2 quả pháo kích thước 18,5cmx7,5cm với tổng trọng lượng là 5,2kg.
Làm việc với lực lượng chức năng, H. khai nhận tự làm số pháo trên và đang trên đường mang đi bán. Khám xét chỗ ở của H, lực lượng công an thu giữ thêm 1 tràng pháo và một số pháo thành phẩm khác cùng với các nguyên liệu sản xuất pháo các loại.
Hậu quả thật ngoài đời
Nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra khi tự chế pháo nổ và trong lúc chơi pháo. Trường hợp của em T.T.T (15 tuổi, ở huyện Phù Ninh, Phú Thọ) là một trong số đó. T. nhớ lại ký ức kinh hoàng xảy ra tròn một năm trước, khi ấy thấy bạn bè chế tạo pháo để đốt, T. bắt chước theo. T. đã lên mạng học cách tự chế pháo nổ từ những kênh video đang được phát tán và tìm mua bột hóa chất để tự chế pháo. Trong lúc chế tạo, pháo đã phát nổ, hai tay của em bị giập nát, tách làm đôi và đã được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Do pháo tự chế phát nổ, nhóm học sinh ở Tuyên Quang bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu.
Hoặc như trường hợp con trai bà Huỳnh Thị Bê (ở huyện Yên Sơn, Tuyên Quang). Bà Bê cho biết, con trai bà 14 tuổi từng là nạn nhân của một vụ tai nạn do pháo tự chế. Học theo trên mạng, con trai bà Bê đã cùng nhóm bạn tự chế pháo. Pháo phát nổ khiến cả nhóm 4 người đều bị chấn thương nghiêm trọng. Con bà Bê bị thủng ruột nhưng là nhẹ nhất. Các cháu còn lại bị nặng hơn. Có cháu chấn thương sọ não, mắt không còn nguyên vẹn.
Xót thương là trường hợp em M. học sinh lớp 8, cháu của anh Phan Văn Chính (ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang). Do cũng học cách tự làm pháo từ những video trên mạng, trong quá trình chế pháo, không cẩn thận nên pháo đã phát nổ khiến toàn thân thể em cháy đen. Dù người dân nhanh chóng đưa M đi cấp cứu nhưng cháu không qua khỏi.
Gần đây nhất là 2 nạn nhân (11 và 12 tuổi) ở huyện Krông Ana (Đắk Lắk) tử vong vì pháo tự chế. Trước đó, vào chiều 25/12/2022, một nhóm 6 em tập trung tại căn nhà ở thị trấn Buôn Trấp xem chế tạo pháo. Trong quá trình nhồi, nén thuốc nổ để làm pháo thì không may bị nổ. Cả nhóm 6 người thì 2 người ra ngoài may mắn thoát nạn, 4 người còn lại bị đa chấn thương vùng hàm mặt, vai, ngực, cẳng chân, phổi, mắt… Trong đó, hai nạn nhân không qua khỏi.
Một nạn nhân bị cụt bàn tay phải do pháo tự chế phát nổ.
Hoặc trường hợp em P.Đ.Đ.H (học sinh Trường THPT Mai Hắc Đế, Nghệ An), nạn nhân của việc học chế pháo nổ từ những video trên mạng chia sẻ, một thời gian H rất mê pháo nên đã lên mạng tìm kiếm cách chế tạo. Có lẽ vì thấy hay hay và dễ làm nên H xem và mua nguyên liệu để rủ bạn bè làm theo. Và kết quả H đã phải trả giá cho hành động thiếu hiểu biết đó là hai tay H bị pháo nổ dẫn đến dập nát, cổ và mặt cũng không còn nguyên dạng. Còn những người bạn cùng làm pháo với H ngày hôm đấy cũng bị thương rất nặng. .….
Còn rất nhiều vụ việc thương tâm trong cả nước, do học tự chế pháo nổ từ những video trên mạng gây ra do sự ham mê, tò mò, thích khám phá, cùng với thiếu hiểu biết đã gây nên tai họa. Và với việc vẫn còn tồn tại nhiều kênh video hướng dẫn làm pháo nổ tự chế, thì nguy cơ sẽ còn xuất hiện những vết thương của thanh thiếu niên, nếu các cơ quan chuyên ngành không quyết tâm, quyết liệt triệt xóa hoàn toàn sự xuất hiện của những loại video này.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3