Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử lý 2.505 vụ hàng lậu, hàng giả trong tháng 9/2022


(CHG) Trong tháng 9, các lực lượng chức năng của Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã kiểm tra 2.724 vụ; xử lý 2.505 vụ hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Thu nộp ngân sách Nhà nước 552,523 tỷ đồng

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho biết: trong tháng 9 (kỳ báo cáo từ 16/8 đến 16/9), các lực lượng chức năng trên địa bàn Thành phố đã kiểm tra 2.724 vụ; xử lý 2.505 vụ. Khởi tố 12 vụ đối với 15 đối tượng. Đồng thời khởi tố 12 vụ đối với 15 đối tượng. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 552,523 tỷ đồng.

Lực lượng chức năng kiểm tra và thu giữ gần 1.000 lít rượu ngâm động, thực vật không rõ nguồn gốc tại chung cư địa bàn quận Hà Đông ngày 13/9

Cụ thể, hàng cấm, hàng lậu 406 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 135 vụ; gian lận thương mại 1.964 vụ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 552,523 tỷ đồng, trong đó, xử phạt hành chính 190,819 tỷ đồng; truy thu thếu, thu hồi thuế sau thanh tra, kiểm tra 361,704 tỷ đồng.

Trong đó,Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Thành phố đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 Thành phố triển khai, theo dõi, đôn đốc các sở, ngành thành viên và Ban Chỉ đạo 389 quận, huyện, thị xã thực hiện các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Trưởng Ban, Phó Trưởng ban Chỉ đạo 389 Hà Nội trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Thành phố…

Trong tháng, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 532 vụ, xử lý 552 vụ (trong đó, xử phạt 522 vụ, không xử phạt 30 vụ; xử lý 21 vụ tồn). Xử phạt hành chính 6,634 tỷ đồng. Trị giá hàng vi phạm 4,866 tỷ đồng.

Đội Quản lý thị trường số 9 bắt giữ bánh trung thu nhập lậu tại ngõ 76 An Dương, Yên Phụ, Tây Hồ ngày 9/9

Công an thành phố cũng đã chỉ đạo lực lượng công an trên địa bàn tăng cường công tác nắm bắt tình hình hoạt động của các đối tượng vận chuyển, buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng lậu trên địa bàn; Tập trung đấu tranh với các đường dây, ổ nhóm, xử lý nghiêm những đối tượng chủ mưu, cầm đầu buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm.

Kịp thời điều tra làm rõ, đề nghị truy tố các vụ án liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do các cơ quan chức năng khác chuyển đến.

Lực lượng Công an Thành phố Hà Nội phát hiện, bắt giữ 249 vụ, xử lý 242 vụ. Xử phạt hành chính 3,72 tỷ đồng. Trị giá hàng vi phạm 2,277 tỷ đồng. Khởi tố 10 vụ đối với 13 đối tượng.

Cục Hải quan Thành phố phát hiện, bắt giữ 77 vụ; xử lý 77 vụ. Xử phạt hành chính 480 triệu đồng; trị giá hàng vi phạm 25,851 tỷ đồng. Khởi tố 02 vụ đối với 02 đối tượng...

Cục Hải quan Thành phố đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; tăng cường công tác thu thập thông tin, kiểm tra, kiểm soát tại các địa bàn trọng điểm Hải quan quản lý; Tập trung kiểm tra các mặt hàng trọng điểm như hàng cấm (ma túy, vũ khí, sản phẩm động vật hoang dã, văn hóa phẩm phản động, linh kiện, thiết bị điện tử đã qua sử dụng), hàng xuất nhập khẩu có điều kiện (dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, tiền, kim loại quý, xăng dầu, máy móc, thiết bị y tế đã qua sử dụng), hàng có thuế suất cao (thuốc lá, rượu, bia, điện thoại di dộng), hàng hóa tiêu dùng như bánh kẹo, thực phẩm đông lạnh, gia súc, gia cầm…

Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm

Đại diện Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội cho biết, từ nay đến hết năm 2022, các lực lượng tiếp tục chỉ đạo sở, ngành và Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn. Đặc biệt tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông, ga tàu, bến xe, kho hàng, chợ đầu mối, trung tâm thương mại tập trung buôn bán hàng hóa số lượng lớn nhằm ngăn chặn việc vận chuyển, tập kết hàng lậu, hàng giả.

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành thành viên và Ban Chỉ đạo 389 quận, huyện, thị xã thực hiện các kế hoạch, văn bản chỉ đạo của cấp trên đã ban hành: Kế hoạch số 02/KH-BCĐ389/TP ngày 16/02/2022 về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022; các văn bản chỉ đạo về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19; thuốc lá điếu, đường cát, xăng dầu; dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu; tăng cường quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử…

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên nhấn mạnh, thời gian tới, Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội tập trung triển khai đồng bộ hoạt động kiểm tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhất là trong các dịp lễ, tết, và những tháng cao điểm.

“Thời gian này cũng là đặc thù buôn lậu về hàng hoá, gian lận thương mại thông qua các đường biên giới, khu vực đường hàng không và đường biển, cũng phát sinh thêm tính chất phức tạp cần tập trung để có giải pháp ngăn chặn, truy tố theo quy định của pháp luật đối với đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm quy mô lớn...” - ông Chu Xuân Kiên nêu rõ.

Nguồn: https://congthuong.vn/ban-chi-dao-389-ha-noi-xu-ly-2505-vu-hang-lau-hang-gia-trong-thang-92022-221073.html

Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3