(CHG) Ban Chỉ đạo 389 Quảng Ninh vừa ban hành Công văn số 157/BCĐ về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả những tháng cuối năm 2022.
Lực lượng hải quan Quảng Ninh ra quân tuần tra trên biển chống buôn lậu.
Theo đó, Ban chỉ đạo 389 Quảng Ninh yêu cầu các lực lượng, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, chủ động thu thập thông tin, nắm chắc diễn biến tình hình địa bàn từ sớm, từ xa.
Tập trung lực lượng đánh trúng, đánh đúng đối tượng, chủ mưu cầm đầu, đường dây ổ nhóm, tụ điểm phức tạp nhằm kịp thời phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm cá hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép các mặt hàng cấm, hàng tạm nhập, tái xuất.
Các mặt hàng gửi kho ngoại quan, hàng bách hóa, tiêu dùng, vật tư, thiết bị y tế, tân dược, phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, hàng có thuế suất cao, tài nguyên, khoáng sản, xăng dầu, hàng hóa liên quan đến an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Ban Chỉ đạo 389 địa phương Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu, Cô Tô, Vân Đồn, các lực lượng Biên Phòng, Hải Quan, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt khu vực biên giới, cửa khẩu trên ba tuyến (đường bộ, đường biển và hàng không) không để bị động, bất ngờ trước phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng. Đặc biệt là khu vực cửa khẩu và trên tuyến biển nhằm kịp thời phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và vận cuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Các lực lượng công an, quản lý thị trường và Ban Chỉ đạo 389 các địa phương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thương mại điện tử. Tiếp tục kiểm soát chặt các hoạt động mua bán và vận chuyển hàng hóa trái phép, không có nguồn gốc hợp pháp, hoạt động kinh doanh, vận chuyển trái phép tài nguyên than, xăng dầu nhằm kịp thời phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong nội địa.
Ban Chỉ đạo 389 Quảng Ninh cũng yêu cầu Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai các giải pháp nhằm bình ổn giá thị trường, không được để tình trạng khan hiếm hàng hóa; đặc biệt, đảm bảo cung ứng xăng dầu và tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.
Xem chi tiết(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xem chi tiết