Bắt nhóm đối tượng bán pháo hoa nổ trên mạng xã hội


(CHG) N.V.Th (sinh năm 1996) đã sử dụng tài khoản Facebook ẩn danh để đăng bài rao bán pháo hoa nổ trên mang xã hội với số lượng lớn từ nhiều năm qua. Để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, N.V.Th giao nhiệm vụ cho P.T.Đ (sinh năm 2002) đi giao pháo hoa nổ hoặc gửi hàng ngụy trang qua dịch vụ chuyển phát nhanh, xe khách hoặc xe tải cho khách hàng.
Đối tượng P.T.Đ và N.V.Th cùng tang vật tại cơ quan điều tra.
Ngày 13/1, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị đang tạm giữ 3 thanh niên vận chuyển, tàng trữ gần 23kg pháo hoa nổ. Trước đó, tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Công an huyện Bảo Lâm bắt quả tang đối tượng P.T.Đ (sinh năm 2002, trú thị trấn Lộc Thắng) đang vận chuyển pháo hoa nổ đi tiêu thụ. Tại hiện trường, lực lượng công an thu giữ 5 hộp pháo hoa nổ (loại 49 quả) do Trung Quốc sản xuất với trọng lượng hơn 9kg.
Mở rộng vụ án, Công an tỉnh Lâm Đồng bắt khẩn cấp 2 đối tượng N.V.Th (sinh năm 1996) và P.S.T (sinh năm 1992, cùng trú tại thị trấn Lộc Thắng). Khám xét khẩn cấp nơi ở của 2 đối tượng, công an thu giữ thêm 6 hộp pháo hoa nổ (loại 49 quả) do Trung Quốc sản xuất, có trọng lượng hơn 11kg. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện 10 viên pháo quả trọng lượng gần 3kg.
Đối tượng cầm đầu đường dây là N.V.Th. Tại cơ quan công an, các đối tượng khai N.V.Th đã sử dụng tài khoản Facebook ẩn danh để đăng bài rao bán pháo hoa nổ trên mang xã hội với số lượng lớn từ nhiều năm qua. Để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, N.V.Th giao nhiệm vụ cho P.T.Đ đi giao pháo hoa nổ hoặc
ngụy trang gửi hàng qua dịch vụ chuyển phát nhanh, xe khách hoặc xe tải cho khách hàng.
Hiện Công an tỉnh Lâm Đồng đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạ sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Lâm Đồng khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ và chấp hành các quy định tại Nghi định 137/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Tuyệt đối nghiêm cấm các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo. Đặc biệt là các loại pháo hoa rao bán trôi nổ trên mạng Internet và thị trường, không phải của các tổ chức, doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng cấp phép.
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3