Buôn lậu “nóng” từ biên giới đến nội địa dịp giáp Tết


(CHG) An Giang có đường biên giới tiếp giáp Campuchia dài gần 100km, với nhiều kênh, rạch, đường mòn, lối mở và nhiều khúc sông chung. Đây là điều kiện thuận lợi để các đối tượng vận chuyển hàng hóa nhập lậu từ biên giới về Việt Nam tiêu thụ, thu lợi bất chính. Mặt khác, dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao, tình hình vận chuyển, buôn lậu hàng hóa lại “nóng” hơn bao giờ hết. Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh An Giang phối hợp với Công an tỉnh đã mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an toàn dịp Tết Quý Mão 2023.
Lực lượng chức năng tỉnh An Giang kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.
Thời gian qua, việc thực hiện các kế hoạch liên ngành giữa Công an tỉnh An Giang với Bộ đội Biên phòng, Quân sự tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Cục Quản lý thị trường, Trung đoàn cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh An Giang đã đạt hiệu quả cao.
Thượng tá Nguyễn Đăng Khoa, Phó trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang cho biết, nhiều chuyên án được Công an tỉnh xác lập “đánh trúng, đánh đúng”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với các đường dây, các đối tượng cầm đầu buôn lậu. Gần đây, các đối tượng đầu nậu buôn lậu trên địa bàn An Giang co cụm hoặc ngưng hoạt động, không dám mua bán, tàng trữ và vận chuyển hàng nhập lậu với số lượng lớn, chủ yếu diễn ra nhỏ lẻ.

Đại úy Lê Phú Cường, Đội trưởng thuộc Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh - Chỉ huy trưởng các Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang cho biết thêm, trên những tuyến biên giới như TP. Châu Đốc, thị xã Tân Châu, huyện Tịnh Biên, huyện An Phú, huyện Tri Tôn, các đối tượng thuê người vác qua cánh đồng hoặc vận chuyển bằng xuống máy theo kênh, rạch từ Campuchia về Việt Nam. Địa điểm giao hàng tại các khu vực vắng người, có nhiều đường để tẩu thoát hoặc để hàng ở nơi vắng vẻ và phân công người ở gần đó canh giữ nên khi bắt giữ thường không xác định được chủ sở hữu. Nếu tàng trữ tại các điểm tập kết, chúng thường chia nhỏ hàng hóa và cất giấu ở nhiều nơi không để không bị xử lý hình sự.

Mặt khác, các đối tượng chọn thời gian vận chuyển là chập tối, nửa đêm hoặc gần sáng và thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động để tránh né lực lượng chức năng. Trong quá trình vận chuyển, các đối tượng tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người để canh coi, giám sát hoạt động của lực lượng chống buôn lậu, sau đó sử dụng phương tiện liên lạc hiện đại để thông tin cho nhau. Đối tượng chủ mưu, cầm đầu không trực tiếp thực hiện gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình phá án.
Lực lượng chức năng bắt phương tiện vận chuyển hàng hóa vi phạm.
Trong nội địa, các đối tượng tìm nguồn hàng từ một số tỉnh, thành phố khác như: TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Đồng Tháp... rồi vận chuyển bằng xe ô tô, mô tô về địa bàn An Giang tiêu thụ. Một số hộ kinh doanh mua bán vì lợi nhuận đã lợi dụng tình trạng khan hiếm hàng hóa và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước để mua hàng hóa có nhãn mác nước ngoài không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ trộn lẫn với các loại hàng hóa hợp pháp để bán lại cho người tiêu dùng.  Một số đối tượng còn thành lập doanh nghiệp, tạo vỏ bọc doanh nhân để đối phó với các lực lượng chức năng.
Điển hình như vụ việc gần đây xảy ra tại TP. Long Xuyên, tổ công tác của Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP. Long Xuyên (ngày 2/12) phối hợp Công an phường Mỹ Long và Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh, kiểm tra đột xuất kho chứa hàng của hộ kinh doanh Tường Vi (số 98, đường Chu Văn An, phường Mỹ Long, TP Long Xuyên). Tổ công tác phát hiện trong kho có chứa lượng lớn hàng hóa nhãn hiệu nước ngoại, nghi vấn nhập lậu. Qua kiểm đếm, có 6.580 hộp nhang muỗi, 4.200 hộp nhang thơm, 3.600 bộ bài Tây, 523 can nước giặt và 48 chai nước tẩy.
Chủ hộ kinh doanh là ông Dương Văn Thức (SN 1975, trú phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên). Tại thời điểm kiểm tra, ông Thức không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của số hàng hóa trên. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, tạm giữ toàn bộ tang vật để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.
Bên cạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ban Giam đốc Công an tỉnh An Giang luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ cảnh sát. Thời gian qua, đơn vị đã xử lý, xem xét điều chuyển, thay đổi số cán bộ sa ngã, thoái hóa biến chất hoặc có mối quan hệ với đối tượng buôn lậu. Từ đó, cán bộ cảnh sát làm nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với quyết tâm cao, phát uy năng lực, sở trường làm việc. Kết quả, tình hình tội phạm về buôn lậu được kiểm chế, không phát sinh, hình thành các điểm nóng trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh An Giang cũng như Công an tỉnh An Gian đã mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Chỉ đạo đấu tranh các chuyên án, vụ án, xác minh, tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án đang thụ lý. Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả  các tổ công tác liên ngành chống buôn lậu của tỉnh. Tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Thực hiện có hiệu quả công tác chính trị, xây dựng lực lượng với trọng tâm đề cao vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường công tác quản lý cán bộ, việc chấp hành quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, điều lệnh nội vụ để phòng ngừa sai phạm trong cán bộ cảnh sát.
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3