Đấu tranh hiệu quả với vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại trên các tuyến biên giới


(CHG) Hiện nay, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng phức tạp trên toàn tuyến biên giới, vùng biển diễn biến phức tạp. Ban Chỉ đạo 389 Bộ Quốc Phòng, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp, kiên quyết chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

 
Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, BĐBP Kiên Giang cùng cán bộ Hải quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu. Ảnh: Tiến Vinh.
Theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn đang diễn biến phức tạp trên các tuyến biên giới, vùng biển các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…
Các mặt hàng buôn lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng, hàng thiết yếu như xăng dầu, khoáng sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gỗ và sản phẩm từ gỗ, vật tư nông nghiệp, sản phẩm và nguyên liệu sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế, sản phẩm và nguyên liệu may mặc, sắt, thép, vật liệu xây dựng, vũ khí, vật liệu nổ, động vật hoang dã…
Chỉ tính riêng trong tháng 9/2022, các đơn vị BĐBP đã bắt giữ và xử lý 98 vụ với 90 đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại, trị giá hàng hóa tạm giữ để điều tra, xác minh là hơn 10 tỷ đồng; khởi tố 40 vụ/60 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính 376 vụ/1.122 đối tương, nộp ngân sách Nhà nước hơn 4,6 tỷ đồng; điều tra xác minh 97 vụ/188 đối tượng; phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, xác minh 96/257 đối tượng.
Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ đội biên phòng đã chỉ đạo bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, tích cực đấu tranh trấn áp với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở khu vực biên giới, cửa khẩu, vùng biển.
Điển hình như tại Quảng Ninh, các đơn vị bộ đội biên phòng đã triển khai nhiều giải pháp, kịp thời truyền tải các quy định của pháp luật đến người dân trên địa bàn biên giới. Đặc biệt, từ khi Luật Biên phòng Việt Nam có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2022), các cấp ủy, chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Ninh đã tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương biên giới xây dựng các nghị quyết chuyên đề, xác định những nội dung trọng tâm, đảm bảo công tác tuyên truyền pháp luật theo đúng tiến độ đề ra.
Địa bàn biên giới tỉnh Tây Ninh có nhiều đường mòn, lối mở tự phát nên tình hình hoạt động của các đối tượng buôn lậu có diễn biến phức tạp. Hơn nữa, thủ đoạn hoạt động của đối tượng này rất tinh vi, xảo quyệt, trang bị vũ trang, sẵn sàng chống trả khi bị vây bắt. 
Để phát hiện, tổ chức bắt quả tang người cùng tang vật buôn lậu, lực lượng làm nhiệm vụ tại các tổ, chốt buộc phải trực tại các điểm nóng, quyết tâm triệt phá đường dây buôn lậu.
Tại Kiên Giang, theo cơ quan chức năng, các đối tượng buôn lậu chủ yếu là người địa phương, thông thạo địa bàn, thường có mối quan hệ chặt chẽ với các chủ hàng Campuchia. Các chủ hàng lậu tập kết hàng tại các điểm sát biên giới Campuchia - Việt Nam, sau đó thuê người chia nhỏ hàng hóa, lợi dụng đêm tối đi theo các lối mòn, nơi ít người qua lại, chờ thời cơ để tuồn hàng vào trong nội địa tiêu thụ.
Trước thực trạng đó, Bộ đội biên phòng Kiên Giang đã phối hợp với lực lượng Hải quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng biển, cảng sông, cảng hàng không dân dụng quốc tế; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phối hợp và thông tin kịp thời với lực lượng Cảnh sát biển để phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển. 
Còn lại: 1000 ký tự
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Xử phạt đối với 2 cơ sở giết mổ động vật trái phép tại TP.Biên Hoà.

(CHG) Ngày 24/7, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 cơ sở giết mổ động vật trái phép tại phường Phước Tân, TP.Biên Hoà, Đồng Nai.

Xem chi tiết
6 tháng đầu năm, Cục Quản lý thị trường Đồng Nai phát hiện 2.331 vụ vi phạm

(CHG) Mới đây, tại trụ sở khối nhà nước Đồng Nai, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Xem chi tiết
Kiểm tra, phát hiện 280kg tràng lợn đông lạnh nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh thực phẩm Sông Lam, phát hiện 280kg tràng lợn đông lạnh nhập lậu.

Xem chi tiết
2
2
2
3