(CHG) Ngày 15/1/2023, Phó Chánh Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia Đặng Văn Dũng đã phát biểu tại Tọa đàm “Tuyên chiến với gian lận trên môi trường thương mại điện tử" về việc đề cao giải pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành cho người dân trong việc chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Đại diện Văn phòng Thường trực BCĐ 389 Quốc gia, Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Thuế tham gia Tọa đàm.
Tham gia toạ đàm “Tuyên chiến với gian lận trên môi trường thương mại điện tử", Phó Chánh Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia Đặng Văn Dũng nhấn mạnh, Văn phòng Thường trực luôn đề cao giải pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành cho người dân như: đa dạng hình thức tuyên truyền để người dân biết được tác hại sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng để không vi phạm pháp luật; đồng thời thông qua công tác tuyên truyền nhằm khuyến khích người dân tham gia tố cáo các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại điện tử đến cơ quan chức năng để đấu tranh phòng ngừa hiệu quả.
Báo cáo tại Tọa đàm cho thấy, năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ đô la Mỹ, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được một số tổ chức ghi nhận nằm trong top 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực, tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử cũng diễn ra phức tạp. Báo cáo của Tổng cục Thuế cho thấy, tính đến cuối tháng 12/2022, toàn Ngành đã thực hiện được gần 69 nghìn cuộc thanh tra kiểm tra; kiểm tra gần 800 nghìn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp; đã kiến nghị xử lý tài chính trên 63 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, đối chiếu thông tin theo chuyên đề quản lý thuế hoạt động Thương mại điện tử đối với 18 doanh nghiệp trong nước, gồm: 6 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, 9 doanh nghiệp là trung gian thanh toán, 3 doanh nghiệp là công ty đối tác nước ngoài tại Việt Nam và 6 nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, ngành Thuế đã hoàn thành và ban hành quyết định xử lý đối với 12 doanh nghiệp với tổng số xử lý, phạt, truy thu thuế, lệ phí gần 87 tỷ đồng; giảm lỗ 947 tỷ đồng; giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng 113 tỷ đồng. Vì vậy, tăng cường xử lý vi phạm hàng giả, gian lận thương mại và chống thất thu thuế trên môi trường thương mại điện tử - được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.
Còn theo đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường, thông qua công tác kiểm tra, giám sát thị trường hàng hoá thời gian qua, lực luợng QLTT phát hiện các đối tượng có nhiều thủ đoạn mới đối phó với cơ quan chức năng, khiến việc phát hiện các vi phạm kinh doanh trên TMĐT gặp không ít khó khăn. Nếu như trước đây thương mại điện tử chỉ là bán hàng trên website của doanh nghiệp, thì hiện nay, hàng hoá có thể bán trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok…Ngoài ra, một số đối tượng thường sử dụng nơi bán hàng, nơi quảng cáo, chốt đơn và kho hàng ở các khu vực khác nhau, gây khó khăn trong việc theo dõi, bởi muốn triệt phá các vụ việc vi phạm pháp luật này phải tìm được hàng hóa, do vậy những thủ đoạn gian lận này khiến việc “lật tẩy” mất rất nhiều thời gian.
Thông tin tại Tọa đàm, Phó Chánh Văn phòng Thường trực BCĐ 389 Quốc gia Đặng Văn Dũng cho biết, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử đã có những bước phát triển đáng kể, các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh đó đã phát sinh nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện các hành vi buôn bán hàng hóa, dịch vụ cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng... Để chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho thương mại phát triển bền vững, Văn phòng Thường trực đã tham mưu Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389, ngày 9/10/2020 về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử. Kế hoạch đã đặt ra mục đích tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động thương mại điện tử....
Triển khai thực hiện chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Kế hoạch 399/KH-BCĐ389, Văn phòng Thường trực đã tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; Làm việc một số sàn thương mại điện tử lớn về nhận diện và chủ động các biện pháp phòng ngừa hành vi buôn bán hàng cấm, hàng lậu trên môi trường điện tử, đồng thời khuyến khích các sàn thương mại điện tử chủ động tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử không vi phạm pháp luật buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng kém chất lượng. Mới đây nhất, Văn phòng Thường trực đã ý kết Chương trình phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM).
Văn phòng Thường trực đã có văn bản đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả 2 năm thực hiện KH 399, đồng thời nêu ra các khó khăn, vướng mắc của các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử để Văn phòng Thường trực tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban xem xét và kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ.
Nguồn: http://bcd389.gov.vn/tin-tuc/chi-tiet/van-phong-thuong-truc-bcd-389-quoc-gia-de-cao-cong-tac-tuyen-truyen--pho-bien-phap-luat--bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-tren-khong-gian-mang
2
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử
(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xem chi tiết