Mối hiểm họa thường trực từ pháo nổ


(CHG) Càng cận Tết, tình hình buôn lậu các loại pháo nổ nhập lậu từ nước ngoài vào nội địa tiêu thụ ngày càng gia tăng. Để đối phó với loại hàng lậu này, lực lượng chức năng trên toàn quốc đã  mở đợt cao điểm, liên tiếp phát hiện, bắt giữ lượng pháo lớn. Tuy nhiên, pháo nổ vẫn là mối hiểm họa thường trực đối với sức khỏe và tính mạng của người dân, nhất là ngày càng nhiều người liều lĩnh “tự chế” pháo nổ.
“Pháo lậu” luồn lách khắp các tỉnh thành
Còn chưa đầy tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán, nhưng lực lượng chức năng các địa phương liên tiếp bắt giữ nhiều vụ tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ pháo lậu với số lượng lớn. Mặc dù, các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp ngăn chặn, xử lý nhưng nạn pháo lậu vẫn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi.
Mới đây, ngày 25/12, trong khi tuần tra khu vực địa bàn xã Tân Long, Đội trinh sát đặc nhiệm thuộc Tiểu đoàn huấn luyện - cơ động (Bộ đội Biên Phòng Quảng Trị) đã phối hợp với Đồn Biên phòng Thuận, Đội đặc nhiệm Phòng chống ma túy và tội phạm đã bắt giữ xe ô tô đang lưu thông theo hướng Lao Bảo - Đông Hà vì hành vi vận chuyển 36 hộp pháo hoa nổ loại 49 ống. Tổng trọng lượng tang vật vi phạm 57kg. Tài xế điều khiển phương tiện là Nguyễn Xuân Việt (48 tuổi, trú thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa) khai nhận, số pháo trên đã mua của một người không quen biết nhằm bán lại kiếm lời.
Đối tượng Uyến cùng tang vật bị bắt giữ
Trước đó, ngày 23/12, Đội đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Biên phòng Quảng Trị đã phối hợp với Công an huyện Hướng Hóa bắt quả tang Trương Thị Uyến (29 tuổi, trú khóm Duy Tân, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa) có hành vi vận chuyển 5 hộp pháo, loại 49 ống/hộp. Làm việc với cơ quan điều tra, Uyến khai nhận số pháo trên được vận chuyển từ khu vực biên giới, dự định đưa về thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) để sử dụng trong dịp Tết.
Cũng trong ngày 23/12, Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Trương Văn Hiền (sinh năm 1980, trú xóm 2, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh) về tội “Sản xuất, buôn bán hàng cấm". Đồng thời, khởi tố bị can đối với Đinh Văn Thao (sinh năm 1993, trú xóm 6, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh) và Đinh Văn Hưởng (sinh năm 1996, trú xã Khánh An, huyện Yên Khánh) về tội “Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm”.
Cụ thể, đối tượng Đinh Văn Thao tàng trữ trái phép 20 hộp pháo hoa nổ có trọng lượng 34,5kg tại thôn 1, xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh và 1,84kg pháo tại xóm 6, xã Khánh Nhạc. Thao khai nhận đã mua số pháo trên của đối tượng Trương Văn Hiền với giá 21 triệu đồng về sử dụng.
Còn đối tượng Đinh Văn Hưởng tàng trữ 10 hộp pháo hoa nổ với trọng lượng 10,5kg. Hưởng khai số pháo trên được mua ở trên mạng để sử dụng trong dịp Tết.
Các đối tượng và số pháo được thu giữ trên ô tô BKS 51B-098.63 tại cơ quan công an
Tại Nghệ An, ngày 23/12, tổ tuần tra kiểm soát Trạm Cảnh sát giao thông Diễn Châu (ngày 22/12) đã kiểm tra hành chính xe ô tô khách giường nằm BKS 51B-098.63, phát hiện khu vực giường nằm chở khách phía cuối xe có 3 bao tải và 2 thùng carton, bên trong chứa nhiều hộp pháo nổ do nước ngoài sản xuất. Tổng trọng lượng tang vật hơn 60kg.
Trước đó, vào sáng ngày 19/12, tại tổ dân phố 6, phường Lộc Tiến, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế Công an TP Bảo Lộc, Lâm Đồng đã bắt quả tang Hồ Quốc Phong đang điều khiển xe ô tô bán tải vận chuyển pháo nổ trái phép. Ngồi ghế phụ còn có K.Đ (ngụ xã Hiệp An, huyện Đức Trọng). Kiểm tra xe ô tô, công an thu giữ 349 hộp pháo hoa nổ. Tổng trọng lượng khoảng 690kg.
Làm việc với lực lượng công an, Hồ Quốc Phong khai đã mua số pháo trên tại cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước) với giá 600.000 đồng/hộp. Sau đó, đối tượng vận chuyển về Lâm Đồng để bán lại trong dịp Tết Nguyên đán nhằm kiếm lời… Những vụ việc buôn lậu pháo nêu trên chỉ là con số rất nhỏ, so với số vụ buôn bán, tàng trữ, vận chuyển pháo lậu đã đăng tải trên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại suốt trong những tháng gần đây. Điều này cho thấy, các hình thức xử lý pháp luật đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng pháo chưa đủ sức răn đe các đối tượng cố tình vi phạm.  
Mối nguy từ “pháo tự chế”
Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng đã cảnh báo rất nhiều, nhưng hầu như cứ vào dịp Tết nguyên đán lại xảy ra nhiều vụ tai nạn do nổ pháo, thường gặp là pháo tự chế.
Dưới sự “hướng dẫn” của mạng xã hội, nhiều người, nhất là trẻ em, đã tự mua nguyên liệu từ các chủ shop trên mạng xã hội để “thí nghiệm” chế pháo. Nhiều vụ nổ do “pháo tự chế” xảy ra, gây thiệt hại về sức khỏe và tính mạng cho chính người chế pháo và những người xung quanh.
Số pháo do D.Q.H tự chế bị thu giữ
Ngày 22/12, tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, Thái Bình, Công an xã Nam Phú đã phát hiện và bắt giữ D.Q.H (14 tuổi, trú tại xã Nam Phú, H.Tiền Hải) đang vận chuyển trái phép 75 quả pháo nổ tự chế với tổng trọng lượng trên 5,2kg. H. khai đã tra cứu cách làm pháo trên trang Youtube, rồi tự mua nguyên liệu về chế tạo số pháo trên. Khám xét chỗ ở của H., lực lương công an thu giữ thêm 1 dây pháo và một số pháo thành phẩm khác cùng với các nguyên liệu sản xuất pháo các loại.
Ngày 12/12, tại xã Nghĩa Thọ, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, lực lượng công an xã đã phát hiện em L.T.A và H.T.A (học sinh lớp 8 Trường THCS Phú Thọ) đang sản xuất pháo nổ. Hai học sinh này cho biết, đã mua nguyên liệu làm pháo như bột lưu huỳnh, dây cháy chậm, bột than đá, chất kali clorat, giấy vở học sinh... qua mạng rồi làm theo hướng dẫn để chế pháo nổ.
Sáng 30/11, Công an xã Nam Thanh, Nam Đàn phát hiện 4 học sinh 12-14 tuổi của Trường THCS Nam Thanh đã mang 25 cuộn giấy dùng làm thân pháo, dây dẫn cháy làm ngòi nổ và băng dính đến trường học để sản xuất pháo nổ. Tính cả 2 vụ trên, gần đây, Công an huyện Nam Đàn đã liên tiếp phát hiện 5 vụ học sinh tự chế và sử dụng pháo nổ trái phép.
Ngày 25/12, tại TT.Buôn Trấp, H.Krông Ana (Đắk Lắk) xảy ra vụ nổ do tự chế pháo. 04 cháu nhỏ gồm N.M.T (12 tuổi), N.D.B (12 tuổi), N.Đ.B.A (9 tuổi) và B.G.T (11 tuổi) bị thương nặng. Ngay trên đường đến bệnh viện, cháu B.G.T đã tử vong.
Ngày 26.12, cháu N.Đ.B (12 tuổi) bị đa chấn thương phức tạp ở vùng mặt, bỏng mắt, dập phổi... cũng đã tử vong tại Bệnh viện. Cháu N.M.T (12 tuổi) bị đa chấn thương vùng hàm mặt, vai, ngực, cẳng chân.. đã được chuyển xuống một bệnh viện tại TP.HCM để điều trị. Cháu N.Đ.B.A (9 tuổi) hiện đã tỉnh táo, có thể nói chuyện và đang được bác sĩ chăm sóc đặc biệt vì bỏng, bị thương nhiều vùng trên cơ thể.
Trước sự chứng kiến của bác sĩ và người thân, cháu A. cho biết vào chiều 25.12, cháu cùng nhóm bạn tới một căn nhà ở thôn Quỳnh Tân 3, TT.Buôn Trấp để xem chế tạo pháo.
Theo cháu A, có người trong nhóm đã đặt hàng, mua thuốc nổ trên mạng với giá 200.000 đồng. Khi đang nhồi, nén thuốc nổ để làm pháo thì không may bị nổ. Còn 2 người khác nữa đang chơi ở bên ngoài nên không sao.
Tình trạng tự chế pháo nổ không phải đến nay mới diễn ra. Nhưng không ít những vụ việc phát hiện gần đây đều liên quan đến đối tượng là trẻ em. Hầu hết các em đều lên mạng xã hội xem các video hướng dẫn và mua các hóa chất để chế tạo chất nổ một cách dễ dàng với giá chưa tới 200.000 đồng. Ở một số trang thương mại điện tử, một số gian hàng bán các túi lẻ dưới tên “hóa chất”, “phân bón: nhưng thực chất là các loại hóa chất được bán lẻ theo tỉ lệ để chế thuốc pháo. Đây là vấn đề dư luận đang cần các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn, để tránh được những tai nạn thương vong như vừa nêu trên.
Theo Điều 10  Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm sẽ bị xử phạt:  
- Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng với hành vi: trao đổi, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ, hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháp để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Sử dụng các loại pháp, thuốc pháo trái phép. 
- Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với các hành vi: chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép phụ kiện nổ; Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo. 
Theo Thông tư liên tịch 06/2008, hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo: Người nào sản xuất pháo nổ, chế tạo thuốc pháo thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép, hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ quy định tại Điều 305 Bộ Luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
 
Pháp luật cũng quy định: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với những trường hợp hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3