(CHG) Sau khi Chính phủ chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trở lại bình thường nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa, với phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn. Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Lê Thanh Hải đã chia sẻ cùng báo chí xung quanh vấn đề này.
Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia- Lê Thanh Hải. Ảnh: T.Tr
- PV: Xin ông cho biết khát quát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả những tháng đầu năm 2022?
- Ông Lê Thanh Hải: Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, điều phối của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đảm bảo an ninh trật tự, tạo đà cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đã từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên một số tuyến, địa bàn trọng điểm, góp phần phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều vụ việc vi phạm đã bị xử lý kịp thời, đúng đối tượng, mang tính răn đe cao, không để xảy ra điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tuy nhiên, việc lợi dụng thương mại điện tử để triển khai các hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra phức tạp khi nhu cầu của người dân mua hàng trên không gian mạng gia tăng. Các đối tượng kinh doanh lợi dụng để bán hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ trên không gian mạng nên việc xác minh, truy tìm xử lý vụ việc còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt kinh doanh trên ứng dụng mạng xã hội.
Trên các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp, tuy nhiên các lực lượng (Bộ đội Biên phòng, Hải quan) và chính quyền địa phương đã tập trung kiểm tra, kiểm toát chặt chẽ, nên tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở được ngăn chặn kịp thời, không phát sinh điểm nóng.
- PV: Ông đánh giá thế nào về sự phối hợp giữa các lực lượng và vai trò của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chức năng thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đối với công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả?
- Ông Lê Thanh Hải: Mục đích cao nhất của công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là tạo môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, đảm bảo số thu NSNN, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, uy tín, hình ảnh của đất nước. Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả xã hội, cả hệ thống chính trị.
Thời gian qua, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng, như: Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển... ngày càng chặt chẽ hơn nhất là việc phối hợp phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả liên quan đến nhóm hàng xăng dầu, vật tư, thiết bị y tế, dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
Tuy nhiên, có lúc, có nơi còn thiếu chủ động, chưa có sự nhạy bén, kịp thời trong việc trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến địa bàn quản lý; có những thời điểm vẫn có sự phối hợp chưa đồng bộ do nhiều nguyên nhân, trong đó có quy định bảo mật thông tin thực thi nhiệm vụ của mỗi lực lượng.
Cùng với đó, việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm… cũng là một trong những yêu cầu mà Trưởng ban, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu đối với đứng đầu các cơ quan, đơn vị chức năng thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Với quan điểm tăng cường phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp với tình hình mới… Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia tiếp tục rà soát công tác phối hợp, nếu phát hiện những tồn tại thì sẽ đề xuất các bộ, ngành và Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sửa đổi, bổ sung phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- PV:Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch 92/KH-BCĐ389, ngày 13/9/2022 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa, kỳ vọng từ hiệu quả của kế hoạch này là gì thưa ông?
- Ông Lê Thanh Hải: Những năm gần đây, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát; nổ ra chiến tranh giữa Nga và Ucraina; kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, chuỗi cung ứng hàng hóa có lúc bị gián đoạn, chi phí nguyên liệu tăng... Trong bối cảnh đó, các bộ, ngành, địa phương có nhiều giải pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm nên hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, sau khi Chính phủ chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trở lại bình thường nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa, với phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần ổn định thị trường trong nước và phát triển kinh tế - xã hội; Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa VPTT đã tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành kế hoạch Kế hoạch 92/KH-BCĐ389.
Kế hoạch này ban hành với mục tiêu chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Giữ ổn định trật tự, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng; nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Nguồn: http://bcd389.gov.vn/tin-tuc/chi-tiet/ban-chi-dao-389-quoc-gia--nang-cao-hon-nua-hieu-qua-cong-tac-chong-buon-lau--gian-lan-thuong-mai-va-hang-gia-trong-tinh-hinh-moi
2
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử
(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xem chi tiết