Tàng trữ gần 300kg pháo nổ giao bán qua Facebook


(CHG) Thông qua mạng xã hội Facebook, Nguyễn Văn Điệp (sinh năm 1991) mua pháo rồi mang về phòng trọ cất giữ. Đối tượng sau đó lên mạng quảng cáo bán lại cho những người có nhu cầu để kiếm lời thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Đối tượng Điệp và tang vật tại cơ quan công an
Ngày 22/12, Công an huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Điệp (sinh năm 1991, trú xã Hương Đô, huyện Hương Khê) và Nguyễn Trọng Nghĩa (sinh năm 2000, trú xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh) về hành vi mua bán hàng cấm, thu giữ gần 300kg pháo nổ các loại.
Trước đó, ngày 8/12, tổ công tác Công an huyện Kỳ Anh đã bắt quả tang Đặng Văn Hoàn (sinh năm 1999, trú xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh) và Nguyễn Đình Chúc (sinh năm 2003, trú xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh) có hành vi buôn bán, tàng trữ 7kg pháo nổ.
Làm việc với cơ quan công an, các đối tượng khai đã mua số pháo trên qua mạng từ người không rõ địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đặng Văn Hoàn và Nguyễn Đình Chúc về tội buôn bán, tàng trữ hàng cấm.
Mở rộng điều tra, Công an huyện Kỳ Anh đã cử một tổ công tác vào TP. Hồ Chí Minh xác minh vụ việc. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã bắt giữ Nguyễn Trọng Nghĩa (đang tạm trú tại phường Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Đây là đối tượng đã cung cấp pháo cho Hoàn và Chúc.
Tiếp đó, Công an huyện Kỳ Anh tiếp tục bắt giữ Nguyễn Văn Điệp - đối tượng cung cấp pháo cho Nghĩa. Khám xét phòng trọ của Điệp tại phường Bình Chiểu, TP. Thủ Đức, công an thu giữ 98 khối pháo loại 49 quả, 142 bao pháo bóng, 40 hộp pháo cuốn. Tổng trọng lượng lên tới 286,7kg.
Tại cơ quan công an, Nguyễn Văn Điệp khai đã lên mạng tìm mua pháo rồi mang về phòng trọ cất trữ. Tiếp đó, Điệp đăng bài quảng cáo bán lại cho những người có nhu cầu để kiếm lời. Khi đang tàng trữ số pháo trên tại nhà trọ ở TP. Hồ Chí Minh thì bị lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ.
Trong 2 ngày 18 và 19/12, Công an Hà Tĩnh cũng liên tiếp bắt giữ 2 đối tượng Nguyễn Hữu Dũng (sinh năm 1989, trú xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và Trần Văn Cung (sinh năm 1994, trú thôn Đồng thanh, xã Đồng Môn) về hành vi tàng trữ trái phép pháo nổ, thu giữ hàng chục kg pháo các loại. Công an TP. Hà Tĩnh đang củng cố hồ sơ, xử lý các đối tượng theo đúng quy định của pháp luật.
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3