(CHG) Với lịch sử canh tác lâu đời, Ngành Nông nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế bởi tính đa dạng và quy mô sản lượng. Trong đó, Nông nghiệp hữu cơ đã xuất hiện từ nhiều năm trước, nhưng chưa được đầu tư đúng hướng để trở thành “kinh tế mũi nhọn” của ngành.
Cơ chế chính sách đã mở cho nông nghiệp hữu cơ
Ngày 05/8/2008, Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Đây là Nghị quyết đầu tiên của Đảng đề cập toàn diện tới 3 lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó, nông dân là chủ thể, xây dựng nông thôn mới căn bản phát triển toàn diện, nông nghiệp là then chốt; giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, toàn dân trong suốt tiến trành xây dựng và phát triển đất nước.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 29/8/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, công nhận loại hình sản xuất nông nghiệp mới ở Việt Nam là không sử dụng chất hóa học, không sử dụng công nghệ biến đổi gen, phóng xạ và công nghệ khác có hại cho sức khỏe con người và vật nuôi.
Nghị định số 109/2018/NĐ-CP cũng quy định một số đặc thù nhằm hỗ trợ 100% kinh phí cho doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm sản xuất sản phẩm hữu cơ để điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt; chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ (hỗ trợ một lần 100%); hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ; hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Để khuyến khích sản xuất hữu cơ phát triển, Nghị định số 109/2018/NĐ-CP còn quy định một số chính sách đã ban hành được ưu tiên áp dụng cho nông nghiệp hữu cơ, như: Kinh phí khoa học, khuyến nông; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp, chính sách liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ trong ươm trồng, khai thác dược liệu; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; chính sách hỗ trợ gắn Nhãn xanh Việt Nam, hỗ trợ cơ sở thân thiện với môi trường,...
Nghị định 109/2018/NĐ-CP còn quy định nguyên tắc sản xuất, tiêu chuẩn, vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ; chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; công bố tiêu chuẩn áp dụng, ghi nhãn, lô-gô, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ; kiểm tra thử nghiệm chất lượng sản phẩm hữu cơ.
Đến tháng 9/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030”, đề ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đứng trong top 15 của thế giới về nông nghiệp hữu cơ.
Từ thực tiễn cho thấy, Việt Nam cũng là một trong số không nhiều quốc gia có ghi nhận pháp lý cho “doanh nghiệp xã hội” trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, cùng với đó là các chính sách khuyến khích phát triển khu vực này.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, nước ta có khoảng 200 tổ chức được xem là có đẩy đủ các đặc điểm của “doanh nghiệp xã hội”. Bên cạnh đó, có hàng chục ngành và doanh nghiệp có những đặc điểm của “doanh nghiệp xã hội”. Các doanh nghiệp này đã và đang hoạt động hiệu quả, tạo công ăn việc làm, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, như người dân tộc thiểu số, trẻ em nghèo...
Cùng với đó, một số tổ chức xã hội trong và ngoài nước với các dự án hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cũng góp phần vào sự ổn định của nông nghiệp hữu cơ. Có thể kể đến là “Chương trình Hỗ trợ Doanh nghiệp vì mục đích phát trển (EFD)”, được triển khai thực hiện từ năm 2014 đến nay.
Chương trình này đã trao gói hỗ trợ chuyên sâu, bao gồm: Đào tạo, tư vấn phát triển kinh doanh và hỗ trợ khác, nhằm nâng cao năng lực quản trị, giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững, mang lại động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, tạo nguồn lực cho nhóm người yếu thế trong xã hội được tham gia thụ hưởng chuỗi giá trị của các doanh nghiệp.
Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam
Năm 2021, thống kê của Viện nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ (FIBL) và Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) cho thấy, có 71 triệu ha canh tác hữu cơ, tương đương khoảng 1% tổng diện tích canh tác. Một số quốc gia như Hoa Kỳ, Úc và Liên minh Châu Âu (EU) có tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất nhanh. Trên thế giới, có khoảng 186 quốc gia phát triển dòng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Ở Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ năm 2012 với sự ra đời của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế bởi tính đa dạng về chủng loại cây trồng, vật nuôi và quy mô sản lượng.
Nhiều loại nông sản có sản lượng hàng đầu thế giới, nhưng cũng còn một số loại nông sản có tiềm năng chưa được khai thác hợp lý, nhất là thủy sản, rau quả và dược liệu. Song, do cơ chế chính sách và đầu tư quảng bá xúc tiến thương mại, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, nên nông nghiệp hữu cơ của nước ta còn chưa khai thác hết thế mạnh của mình.
Cũng theo Viện nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ, Việt nam có 40 tỉnh, thành phố đã triển khai trồng trọt hữu cơ với gần 23.400ha. Diện tích sản xuất theo các tiêu chuẩn của EU, Mỹ, Nhật Bản,... chiếm tới 97% diện tích trồng trọt hữu cơ của cả nước; sản phẩm chủ yếu là rau, quả, chè.
Chăn nuôi lợn hữu cơ, có 12 tỉnh, thành phố, với khoảng 64.200 con, sản lượng thịt hơi gần 6.000 tấn. Chăn nuôi gà hữu cơ, có ở 6 tỉnh với 273.000 con, sản lượng thịt hơi đạt 922 tấn. Chăn nuôi bò hữu cơ phổ biến ở tỉnh Nghệ An và Lâm Đồng, được các tổ chức quốc tế đầu tư công nghệ, với sản lượng 3.500 con. Cả nước có 4 tỉnh có mô hình nuôi trồng thủy sản hữu cơ với tổng diện tích 134.800ha.
Như vậy, tính đến cuối năm 2021, diện tích nông nghiệp hữu cơ ở nước ta còn khá khiêm tốn, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh, thành phố, như: Bến Tre, Hà Nội, Hòa Bình, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nam, Ninh Thuận,... Hiện nay, sản phẩm hữu cơ tiêu thụ chủ yếu ở trong nước, đồng thời xuất khẩu đến thị trường các nước Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Singapore, Nga,... Nhờ đó, Việt nam trở thành nước đứng thứ 5 các quốc gia có diện tích nông nghiệp hữu cơ ở Châu Á.
Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế, đó là: Chưa có quy hoạch về sản xuất hữu cơ; đồng thời chưa có cơ chế chính sách riêng hỗ trợ cho sản xuất hữu cơ mà chủ yếu lồng ghép thực hiện trong các chương trình, dự án khác nhau, như chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng,...
Đặc biệt, ta chưa thành lập được tổ chức kiểm tra chứng nhận sản xuất hữu cơ, vì vậy, hầu hết việc chứng nhận hữu cơ phải thuê các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài dẫn đến chi phí cao, khó thực hiện.
Bên cạnh đó, quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tài liệu tập huấn đào tạo về sản phẩm hữu cơ còn hạn chế, chưa phổ biến. Người tiêu dùng chưa tin tưởng và khó phân biệt giữa sản phẩm sản xuất hữu cơ với các sản phẩm thông thường khác.
Quy mô sản xuất hữu cơ còn nhỏ lẻ, nên khó khăn trong việc sản xuất quy mô lớn, dẫn đến chi phí đầu tư cao. Nguồn nhân lực tinh thông sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn quá ít so với nhu cầu. Chưa xây dựng các chương trình trọng điểm và đầu tư nguồn lực tương xứng tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Để phát triển nông nghiệp hữu cơ trở thành mũi nhọn kinh tế trong ngành nông nghiệp nói chung, cần xác định rõ những lợi thế của nó để tập trung đầu tư, khai thác hiệu quả các nguồn lực.
Qua nghiên cứu thực tiễn, về tài nguyên đất, Việt Nam có quỹ đất nông nghiệp lớn, tính chất đất màu mỡ, phong phú, là điều kiện thuận lợi để sản xuất nông sản quy mô hàng hóa. Đồng thời, nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú giúp cây trồng phát triển tốt, đặc biệt là cây trồng nhiệt đới.
Tài nguyên nước ở Việt Nam cũng phong phú, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm. Do đó, chỉ cần khai thác 10 - 15% trữ lượng nước là đảm bảo nhu cầu sản xuất và đời sống. Cùng với đó, nước ta có bờ biển dài trên 3.260km nên thuận lợi để vận chuyển vật tư nông nghiệp và nông sản giữa các vùng, miền trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài.
Thực tế cho thấy, năng suất của một số cây trồng, vật nuôi của Việt Nam có ngưỡng vượt trần năng suất cao, nếu được đầu tư khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường thì sẽ đạt năng suất cao hơn, thu về nguồn lợi lớn hơn.
Về nhân lực, Việt Nam cũng có nguồn lao động nông thôn dồi dào với 25 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, nước ta đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, tốc độ dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị cao, dẫn đến thiếu hụt lao động cục bộ tại các vùng nông thôn.
Như vậy, đánh giá đúng và khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sẽ giúp nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phát triển bền vững.
Quan trọng hơn, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đã và đang hướng đến các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đảm bảo sức khỏe. Đáp ứng được nhu cầu này thì sản phẩm nông nghiệp hữu cơ mới đứng vững được trên thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.
Kỳ 2: Kỳ vọng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.
Xem chi tiết(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Xem chi tiết