Ở mỗi điểm giao giữa các thôn, xóm đều có chốt kiểm dịch và người dân tình nguyện thay nhau canh trực. Bà con không lo thiếu đồ ăn vì có các thành viên trong tổ hỗ trợ vận chuyển. Làng mình thuộc diện “vùng xanh”, phải quyết giữ cho bằng được!”. Nghe bác nói, tôi rất vui vì bà con quê mình đề cao ý thức phòng, chống dịch, nhưng không ngạc nhiên bởi tinh thần và cách làm đó được nhiều địa phương triển khai tích cực, hiệu quả. Hình ảnh các cựu chiến binh, người cao tuổi, hội viên phụ nữ, đoàn thanh niên, nhân dân địa phương thay nhau ngày đêm canh trực, bảo vệ những “vùng xanh” an toàn trong mùa dịch đã góp phần lan tỏa, nhân lên ý thức và trách nhiệm của cộng đồng.
Tổ dân phố xanh phường Nghĩa Tân phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Thái Sơn |
Trong những ngày cả nước bước vào “cuộc chiến” với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, không thể đo đếm hết sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cũng như nghĩa cử cao đẹp của đồng bào dành cho nhau. Mỗi hành động, việc làm đều chất chứa thông điệp về bản lĩnh dân tộc, biểu hiện cốt cách văn hóa của người Việt Nam. Thực tiễn những ngày qua đã chứng minh, ở thời điểm gian nan, thử thách nhất, tinh thần tương thân tương ái, ý thức vì cộng đồng được soi tỏ bằng những hành động nhân văn, việc làm thiết thực, tạo sức hiệu triệu và lan tỏa mạnh mẽ. Với góc nhìn này, dịch Covid-19 như chất xúc tác khơi dậy những nét đẹp văn hóa đôi khi bị khuất lấp trong nhịp sống thường ngày. Trong khoảng lặng của những ngày sống chậm lại, “ai ở đâu ở yên đó”, chúng ta lại cảm nhận được sự hối hả, khẩn trương của biết bao việc làm tốt. Những câu chuyện lay động lòng người về tấm gương hy sinh quên mình, các y, bác sĩ, lực lượng vũ trang không quản ngày đêm trên tuyến đầu chống dịch cùng hàng triệu tấm lòng sẻ chia, tương trợ trong đại dịch... sẽ mãi được khắc ghi trong một giai đoạn đặc biệt như biểu tượng của sức mạnh dân tộc, hình ảnh đẹp và tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
Những việc làm đầy trách nhiệm, thiết thực, nghĩa tình, tinh thần tận hiến đã góp phần giữ vững và dần mở rộng thêm những “vùng xanh”, hướng tới mục tiêu cao nhất là khống chế hoàn toàn dịch bệnh. Chỉ tiếc rằng, trong bức tranh màu xanh tươi sáng ấy vẫn chấm phá một vài nét buồn bởi những hành vi lệch chuẩn, thiếu ý thức của một số người. Trong khi cả nước đang dồn sức dập dịch thì đây đó, một số cá nhân cố tình chống đối, hành hung, lăng mạ người thi hành công vụ, trốn giãn cách xã hội, giả mạo giấy đi đường, tung tin thất thiệt gây hoang mang dư luận và khó khăn cho công tác phòng, chống dịch... Mỗi địa phương là một “pháo đài”, mỗi người dân là một “chiến sĩ” trên mặt trận phòng, chống dịch và chúng ta không chỉ lên án, chung tay xử lý nghiêm khắc những việc làm phản cảm đó mà còn phải có trách nhiệm trong việc điều chỉnh các hành vi ứng xử lạc lõng, thiếu tôn trọng cộng đồng, vô ý thức, thiếu trách nhiệm với đất nước.
Hành vi ứng xử đúng mực của mỗi người còn góp phần hình thành một xã hội văn minh, hiện đại, ấm áp tình người. Trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh như hiện nay, ý thức sống, lối ứng xử có trách nhiệm càng cần được đề cao và trở thành tôn chỉ hành động của mỗi người. Chúng ta có cơ sở để tin vào một ngày mai yên bình, với những “vùng xanh” bao phủ khắp cả nước. Để hiện thực hóa điều đó thì mỗi người-những cá thể cũng là chủ thể tạo nên “vùng xanh” ấy-hãy hành động một cách có ý thức, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Nguồn: Theo Báo Quân Đội Nhân Dân
LTS: Mùa xuân, mùa của niềm vui và hy vọng, luôn là thời điểm đặc biệt để chúng ta nhìn lại những chặng đường đã qua, cũng như hướng về tương lai tươi sáng. Với nhân dân Việt Nam, Tết Nguyên đán không chỉ là dịp lễ hội mà còn là thời gian để thể hiện tình yêu thương, sự đoàn kết, và lòng tri ân đối với những công lao đóng góp của các cá nhân, tập thể đã làm nên thành quả chung. Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, luôn là nguồn cảm hứng bất tận, đặc biệt là đối với các nhà báo. Với Bác Hồ, báo chí không chỉ là phương tiện truyền thông, mà là một công cụ quan trọng để truyền bá tư tưởng, giáo dục nhân dân, đồng thời phản ánh hiện thực đời sống. Mỗi khi Tết đến xuân về, Bác Hồ luôn dành những tình cảm đặc biệt cho các nhà báo, những người làm công tác tuyên truyền, đưa ánh sáng và sự thật đến với người dân. Tình cảm ấy không chỉ thể hiện qua những lời động viên, khích lệ, mà còn qua những hành động cụ thể, giúp các nhà báo vững vàng hơn trên con đường công tác của mình.
Xem chi tiếtTạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Triển vọng và xu hướng ngành F&B tại Việt Nam" do ThS. Hoàng Nguyên Phương (Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Phát triển trung tâm Logistic Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với xu hướng Logistic xanh" do TS. Bùi Thúy Vân - Nguyễn Thị Nguyệt - Nguyễn Thị Ngọc - Nguyễn Thị Phương Mai - Nguyễn Thị Phương Anh (Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Chính sách về phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế" do Thân Trọng Ngọc Trâm (Trường Đại học Luật, Đại học Huế) thực hiện.
Xem chi tiết