3 mặt hàng của Việt Nam tiếp tục bị kiểm tra dư lượng bảo vệ thực vật tại EU


(CHG) Ủy ban châu Âu (EU) vừa công bố danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm trong 6 tháng đầu năm 2023. Theo đó, trái thanh long, mì tôm và ớt của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU tiếp tục bị kiểm tra tại cửa khẩu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Thanh long tiếp tục bị EU kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu.
Cụ thể, ngày 27/1/2023, EU đăng công báo Quy định số (EU) 2023/174 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU. Trong thông báo mới, các mặt hàng gia vị như rau mùi, húng quế, bạc hà, mùi tây đã được đưa ra khỏi danh mục kiểm soát. Tuy nhiên, ớt vẫn bị kiểm soát tại cửa khẩu của EU với tần suất kiểm tra chất lượng là 50%.
Thanh long và mì tôm vẫn nằm trong phụ lục II với yêu cầu chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và tần suất kiểm tra tại cửa khẩu EU là 20%.
Ngoài ra, sản phẩm đậu bắp đã bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%.
Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 20 kể từ ngày đăng thông báo.
Còn lại: 1000 ký tự
Kinh doanh bất động sản cho thuê - Thực trạng và rủi ro pháp lý hiện nay

(CHG) Những năm trở lại đây, thị trường bất động sản đã liên tục thay đổi, vận hành theo sự thay đổi của nền kinh tế và xu hướng tăng trưởng kinh tế. Việc kinh doanh, đầu tư bất động sản theo mô hình cho thuê là xu thế được nhiều người lựa chọn để tạo ra dòng tiền trong thời điểm hiện nay. Theo đó, nhà đầu tư có thể chủ động kiểm soát dòng tiền và tìm cách khai thác bất động sản một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, kinh doanh bất động sản cho thuê cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn từ nhiều yếu tố.

Xem chi tiết
Hậu Giang: Giải marathon quốc tế là sức bậc phát huy nội lực, tận dụng "thời kỳ vàng" để thu hút đầu tư.

(CHG) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên, cho biết: với tinh thần "Đổi mới, đột phá, quyết tâm, khát vọng", trên cơ sở phát huy nội lực, tận dụng "thời kỳ vàng", hiện thực hóa khát vọng xây dựng tỉnh Hậu Giang phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, có 7 sản phẩm đợt 1 năm 2024.

(CHG) Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thực hiện thẩm định hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đã thống nhất công nhận 03 sản phẩm mới đạt OCOP 04 sao và tái công nhận 04 sản phẩm đạt OCOP 04 sao.

Xem chi tiết
TP.Mỹ Tho: Phát triển thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

(CHG) Thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có nội dung xây dựng các TP. Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau và Sóc Trăng thành các trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Xem chi tiết
Hậu Giang: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) xếp thứ 2 vùng ĐBSCL, xếp ở nhóm cao cả nước.

(CHG) Ngày 22.6.2024 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 556/ QĐ-TTg Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang chỉ đạo ngay việc xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Xem chi tiết
2
2
2
3