(CHG) Biên cương đang đổi thay từng ngày là cảm nhận chung của những ai khi đặt chân đi suốt dọc dài biên cương Tổ quốc. Những ngôi nhà khang trang đã thay thế cho những căn nhà tranh tre vách nứa; những đàn bò, đàn dê thong dong gặm cỏ, những khu vườn cây trái sum suê… đóng góp vào sự như đổi thay đó có vai trò quan trọng của những người lính quân hàm xanh cầu nối “tình dân, nghĩa Đảng”.
Bộ đội biên phòng tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biên cương cho đồng bào dân tộc
Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân
Trong bối tình hình trên các tuyến biên giới, nhiều nơi kinh tế- xã hội chậm phát triển, hệ thống chính trị cơ sở còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đời sống nhân dân còn không ít khó khăn, an ninh trật tự chưa ổn định đã đặt ra cho Bộ đội Biên phòng muốn hoàn thành dược nhiệm vụ phải tham gia xây dựng hệ thống chính trị, song song phát triển kinh tế- xã hội, ổn định tình hình và cải thiện đời sống nhân dân, coi đó là điểm tựa để quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Quán triện Nghị quyết Trung ương 8( khoá VI) về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân và quyết định số 16/QĐBT ngày 22-2-1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ngày Biên phòng, ngày 11/6/1990. Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng ra Nghị quyết số 73/NQ-ĐU, Bộ Tư lệnh ra Chỉ thị số 17/CT-BTL về đổi mới công tác vận động quần chúng, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc trong tình hình mới.
Tiếp đó, tháng 11/1997, Thường vụ Đảng uỷ ra Chỉ thị số 19/CT-ĐU về tăng cường cán bộ cho đơn vị cơ sở làm công tác vận đồng quần chúng, bố trí cán bộ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tăng cường cho các xã, phường, thị trấn biên giới giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương củng cố cơ sở chính trị, giữ gìn an ninh trật tự, tham gia tổ chức triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo ở địa bàn. Và đến tháng 12/1998, Đảng uỷ ra nghị quyết số 24/NQ-ĐU về Bộ đội Biên phòng tích cực lao động sản xuất làm kinh tế và tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn biên giới…
Trong những năm qua, Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng đã cử hàng nghìn lượt cán bộ tăng cường cho các xã, trị trấn biên giới đặc biệt khó khăn, kịp thời bổ sung nguồn cán bộ còn thiếu cho địa phương. Đội ngũ cán bộ Biên phòng tăng cường cho các xã phường, thị trấn biên giới đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm, hoà nhập nhanh, tích cực tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương đề ra chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
Những việc làm thiết thực tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ
Sinh thời, Bác Hồ dạy: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm’’. Bác nói đòi hỏi mỗi cán bộ phải thực sự hiểu dân: “Dân ở đó sinh hoạt thế nào, ta cũng phải sinh hoạt như họ. Nếu dân dậy sớm mà mình ngủ trưa, dân đang làm việc mà mình nằm ngủ lì, thì sẽ bị dân ghét và ảnh hưởng xấu đến việc tuyên truyền.
Thấy dân làm việc gì, bất kỳ to nhỏ, ta cũng ra tay làm giúp. Đó là cách gây cảm tình tốt nhất, nó sẽ giúp cho việc tuyên truyền kết quả gấp bội. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để đạt hiệu quả tuyên truyền, cán bộ dân vận nắm vững đối tượng và phân loại đối tượng, phải nâng cao khả năng dùng ngôn ngữ phù hợp với địa phương, vùng miền, dân tộc, hiểu được ít nhiều ngôn ngữ địa phương mới có thể vận động quần chúng có hiệu quả.
Thầy giáo mang quân hàm xanh
Người chỉ rõ. Dân chúng không nhất luận như nhau, trong dân chúng cũng có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau, có lớp tiên tiến, có lớp lừng chừng, có lớp lạc hậu. Do đó, mỗi cán bộ làm công tác dân vận phải không ngừng nâng cao kỹ năng tuyên truyền, mà cụ thể là phải nói được và làm được.
Có thể khẳng định, việc Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tham gia phát triển kinh tế, văn hoá xã hội khu vực biên giới, biển đảo là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng để cùng với Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng tiềm lực kinh tế, chính trị, tinh thần cho vùng biên giới, góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc khu vực biên giới, củng cố lòng tin của đồng bào đối với Đảng, nhà nước, quân đội và Bộ đội Biên phòng. Qua đó đã huy động được sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, thế trân trong lòng dân vững chắc, phục vụ sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên phòng quốc gia. Đây chính là sự toả sáng của tình dân, nghĩa Đảng nơi biên cương Tổ Quốc.
10
TECHCOMBANK THAM GIA ĐỒNG SÁNG LẬP TRUNG TÂM CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỨ 2 ĐÔNG NAM Á
(CHG) Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thành phố (HEF) lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh", Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã đồng hành cùng các hoạt động của diễn đàn và trở thành một trong những thành viên đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là Trung tâm C4IR thứ 2 của Đông Nam Á sau Malaysia, tham gia vào mạng lưới Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 toàn cầu của WEF.
Xem chi tiết