Cần tuân thủ quy định xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc


(CHG) Để tận dụng cơ hội xuất khẩu hàng hóa đặc biệt là mặt hàng thủy sản, nông sản sang Trung Quốc, các doanh nghiệp cần chú ý cập nhật thông tin, tuân thủ đúng quy định của nhà nhập khẩu. 
Hiện Việt Nam có trên 800 doanh nghiệp thủy sản được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công nhận đủ điều kiện XK vào thị trường này.
 Đó là nội dung được cơ quan chức năng lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam tại Hội nghị "Thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản Việt-Trung trong bối cảnh mới” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Lạng sơn phối hợp tổ chức ngày 14/2.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cùng các điểm cầu tỉnh, thành phía Nam Việt Nam có lượng lớn nông sản, thủy sản xuất khẩu...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong đó phải kể đến các mặt hàng hoa quả như thanh long chiếm 90% lượng xuất khẩu ra nước ngoài, vải thiều chiếm 80% lượng xuất khẩu. Đặc biệt, Trung Quốc còn là thị trường xuất khẩu lớn nhất mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn với tỷ trọng 91,4%...
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, thời gian qua, Bộ đã luôn chủ động hợp tác và phối hợp với Bộ Nông nghiệp, Tổng cục Hải quan Trung Quốc để đảm bảo thương mại các mặt hàng nông lâm thủy sản giữa hai nước được thông suốt và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về mặt an toàn thực phẩm của người tiêu dùng Việt Nam-Trung Quốc.
Theo Bộ trưởng, mỗi thị trường có một văn hóa, mỗi người tiêu dùng có một thói quen, vì vậy việc thích ứng với những lệnh của thị trường nhập khẩu giúp doanh nghiệp Việt Nam chủ động sản xuất, xuất khẩu một cách bền vững.
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thông tin về tình hình XNK nông sản, thủy sản, thực phẩm hai nước; cập nhật khó khăn, hướng dẫn thực hiện các quy định hiện nay theo Lệnh 248, 249 đối với sản phẩm thực phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đặc biệt Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới từ 8/1/2023 sau thời gian hạn chế vì dịch Covid-19... đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng lưu ý các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu chủ động nắm bắt, cập nhật thông tin thực hiện đúng các quy định của nhà nhật khẩu cũng như nước nhập khẩu.
Để xuất khẩu bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu lưu ý các địa phương có vùng trồng, vùng sản xuất, chế biến xuất khẩu lớn tăng cường hiệu quả quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, tuân thủ quy định của thị trường nhập khẩu thông qua các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng của thị trường xuất khẩu...
Đề nghị các doanh nghiệp, thương nhân tăng cường công tác thông tin, nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, hoạt động xuất khẩu để chủ động, kịp thời điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu phù hợp với thực tiễn; đảm bảo hàng hóa khi xuất khẩu đáp ứng đầy đủ các quy định, yêu cầu của thị trường xuất khẩu về xuất xứ...
Về phía thị trường nhập khẩu, đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, Trung Quốc luôn quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhập khẩu nông sản, thủy sản. Lệnh 248 và 249 được ban hàng chú trọng vào vệ sinh an toàn thực phẩm, quy rõ trách nhiệm của từng khâu, như: truy xuất mã vùng trồng, vùng nuôi, đóng gói, vận chuyển...
Để cập nhật thông tin phục vụ cho xuất khẩu, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị doanh nghiệp vào trang web chính thức của đơn vị này để xem xét cụ thể loại nông sản, thủy sản cần đăng ký để xuất khẩu chính ngạch, loại nào cần có đảm bảo của doanh nghiệp Trung Quốc, thông qua kênh chính thức.
Tại trang web này, doanh nghiệp cũng có thể nắm bắt các quy định liên quan, cơ quan phụ trách xử lý vấn đề, các bước đăng ký. Hạn mức xuất nhập khẩu, quy trình xét nghiệm, các thông số về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được ghi rõ.
Sau khi đăng ký, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ có phản hồi, hỗ trợ, hậu kiểm. Ngoài việc tuân thủ quy định liên quan, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra yêu cầu phù hợp với thực tế.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/can-tuan-thu-quy-dinh-xuat-khau-nong-thuy-san-sang-trung-quoc-171537.html

Còn lại: 1000 ký tự
Đề xuất thành lập, quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư

Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí hỗ trợ chi phí theo quy định. Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc.

Xem chi tiết
Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 năm sau

Bộ Tài chính đang tiến hành rà soát, đánh giá các luật thuế; trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân. Bộ Tài chính cho biết sẽ dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2025 và thông qua vào tháng 5/2026.

Xem chi tiết
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội long trọng kỷ niệm 29 năm thành lập

(CHG) Ngày 15/5, Lễ kỷ niệm 29 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đã được tổ chức long trọng tại Trụ sở Tập đoàn Geleximco (Đống Đa, Hà Nội).

Xem chi tiết
Thủ tướng: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro

Sáng 12/5, tại Đại học Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.

Xem chi tiết
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo quy định về giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương hiện đã đăng tải công khai Dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Xem chi tiết
2
2
2
3