(CHG) Ngày 5/8, tại Cung trí thức Hà Nội, Tạp chí Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (Viện Kỹ thuật Chống hàng giả) tổ chức Tọa đàm Khoa học “Chuyển đổi số: Phòng chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại trong giao dịch thương mại điện tử”.
TS. Nguyễn Đức Tài, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả, Chủ tịch Hội đồng khoa học Tạp chí, chủ trì Tọa đàm phát biểu khai mạc
TS. Nguyễn Đức Tài, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả, Chủ tịch Hội đồng khoa học Tạp chí Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, chủ trì Tọa đàm.
Tham dự buổi tọa đàm có đại diện Viện chính sách, pháp luật và quản lý; Tạp chí Việt Nam hội nhập; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Cục Sở hữu trí tuệ; Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM); Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Bộ Nội vụ, cùng các doanh nghiệp đang tham gia trong lĩnh vực thương mại điện tử và liên quan, như: Lazada Việt Nam; Công ty Cổ phần Vina Electric; Công ty Sức khỏe Vàng Việt Nam; Công ty Osaro, Công ty Xuất nhập khẩu Gia dụng Khải phát; Công ty Nhựa Đạo An…
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, TS. Nguyễn Đức Tài chia sẻ: Theo thống kê của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2021 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 tạo tiền đề thúc đẩy Việt Nam vào nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á; Ở Việt Nam trong năm 2022, nhờ công tác kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 dự báo tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam ở mức cao nhất từ trước đến nay.
Toàn cảnh Tọa đàm
“Tọa đàm mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, cơ quan báo chí và người tiêu dùng cùng lên tiếng về phòng chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại nói chung và trong hoạt động thương mại điện tử, kinh tế số nói riêng” Chủ tịch Hội đồng Khoa học Nguyễn Đức Tài nhấn mạnh tại Tọa đàm.
Thương mại điện tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chi trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển thị trường, đồng thời đẩy mạnh Chuyển đổi Số.
Tuy nhiên, vấn nạn hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại vẫn còn diễn biến phức tạp trong hoạt động này, tác động nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu của nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và suy giảm niềm tin của người tiêu dùng.
Chuyên gia Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chia sẻ hoạt động quản lý hiện nay trên các trang thương mại điện tử
Theo TS. Nguyễn Ngọc Tú, chuyên gia Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương: Bên cạnh những mặt tích cực, Internet và thương mại điện tử cũng có những mặt trái, đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt về tình trạng vi phạm pháp luật trên website, ứng dụng thương mại điện tử như kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng cấm… không thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký website thương mại điện tử, hoặc giả mạo logo đã đăng ký/thông báo với Bộ Công Thương
Các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp chia sẻ về tình hình thực tiễn giao dịch trên trang thương mại điện tử hiện nay tại Tọa đàm
Chuyên gia Cục Sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ - TS. Khổng Quốc Minh cho biết: Với số lượng người dùng khổng lồ và khó kiểm soát, điều này đã tạo ra nhiều kẽ hở cho việc mua bán hàng giả, hàng giả mạo nhãn hiệu, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) gia tăng chính.
Vì thế phải có những giải pháp nhằm giảm tranh chấp quyền SHTT và phòng chống nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT trong thương mại điện tử như: đăng ký bảo hộ các sáng chế, bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, đăng ký quyền tác giả cho các giao diện trên trang web, giao diện các ứng dụng trực tuyến.
Lazada Việt Nam là một trong những nền tảng thương mại hàng đầu khu vực, Đại diện Lazada Việt Nam – bà Vũ Thị Minh Tú cho hay: Chúng tôi luôn đề cao nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà bán hàng và người tiêu dùng chân chính, trong đó có bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) dựa vào 4 trụ cột chính: Chính sách bảo vệ quyền SHTT nghiêm ngặt; Tập huấn cho nhà bán hàng; Quản trị bằng công nghệ và hợp tác với các bên liên quan.
Theo thông tin của Bộ Công thương, trong khoảng 2 đến 3 năm tới, tỷ lệ gian lận thương mại trên hoạt động thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 50-60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã ban hành Kế hoạch tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử. Bộ Công thương đã xây dựng, tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về hoạt động thương mại điện tử vào tháng 9 năm 2021, Nghị định này đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua thương mại điện tử.
Có thể nói giải pháp quan trọng hàng đầu chính là siết chặt các hành vi buôn lậu hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử theo đúng quy định pháp luật, cùng với đó các cơ quan chức năng cần kiểm soát khu vực biên giới.
Người tiêu dùng cần tỉnh táo, lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc và chung tay phát hiện, trình báo đến cơ quan có thẩm quyền về các hành vi gian lận thương mại, bán hàng giả, hàng nhái trong hoạt động thương mại điện tử.
Tại Tọa đàm, một số sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh tiêu biểu và các sản phẩm mẫu giúp doanh nghiệp, người tiêu dùng phân biệt giữa hàng thật và hàng giả, hàng nhái đã được trưng bày và giới thiệu tại Tọa đàm
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Tọa đàm
Tọa đàm đã tiếp nhận các tham luận, ý kiến đến từ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, trong đó nổi bật như: “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử: nhận diện và giải pháp” của Cục Sở hữu trí tuệ; “Ngăn chặn, đẩy lùi hàng giả: Cần giải pháp toàn diện, quyết liệt” của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; “Những nỗ lực của nền tảng thương mại điện tử Lazada Việt Nam”…
Các tham luận tại Tọa đàm đã chứng minh một cách rõ nét tính cấp thiết của việc phòng, chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại trong hoạt động thương mại trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay, bóc tách được các vấn đề, đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này, sớm ngăn chặn mặt hàng giả và hành vi gian lận thương mại trong hoạt động thương mại điện tử đặt trong thời đại Chuyển đổi Số./.
(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, với nhiều quy định mới, trong đó quy định về “Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng”.
Xem chi tiết(CHG) Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thành phố (HEF) lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh", Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã đồng hành cùng các hoạt động của diễn đàn và trở thành một trong những thành viên đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là Trung tâm C4IR thứ 2 của Đông Nam Á sau Malaysia, tham gia vào mạng lưới Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 toàn cầu của WEF.
Xem chi tiết(CHG) Tại Hội nghị phổ biến các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai năm 2024, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, nhiều vướng mắc, khó khăn,… được lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ.
Xem chi tiết(CHG) Vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng do Cục thuế tỉnh Sóc Trăng chủ trì đã tiến hành nhắc nhở, hướng dẫn kê khai, nộp thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử.
Xem chi tiết