(CHG) Hiện nay, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến đồ gỗ và lâm sản. Chính vì vậy, đảm bảo nguồn nguyên liệu, nhất là nguyên liệu nội địa phục vụ sản xuất, chế biến đang là vấn đề thách thức lớn đối với ngành lâm nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong thời gian tới.
Nhân tố của tăng trưởng
Theo ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Cả nước hiện có 5.580 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, thu hút khoảng 500.000 lao động, trong đó có 2.600 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, tập trung nhiều nhất tại khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Hồng, Nam Trung Bộ, Đông Bắc Bộ.
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu, nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao, giai đoạn 2017-2021, lượng gỗ khai thác trong nước chiếm khoảng 77,4% tổng nguồn cung (gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung-hay còn gọi là rừng sản xuất) chiếm 52,7%, gỗ khai thác từ cây trồng phân tán chiếm 14%; gỗ khai thác từ tái canh cao su chiếm 10,7%); gỗ nhập khẩu chiếm 22,6% tổng nguồn cung phục vụ sản xuất, chế biến.
Kiểm tra chất lượng gỗ tại khu rừng của một hộ dân ở Yên Thế, Bắc Giang. |
Các loại gỗ rừng trồng (rừng sản xuất): Keo, bạch đàn: 2,59 triệu ha, chiếm 70% tổng diện tích rừng trồng sản xuất; mỡ, bồ đề, tràm: 740.000ha, chiếm 20% tổng diện tích rừng trồng sản xuất. Các loài cây khác có chu kỳ khai thác trên 10 năm (thông, lát, xoan và các loài cây bản địa khác) khoảng 370.000ha, chiếm khoảng 10% tổng diện tích rừng trồng sản xuất. Về phát triển rừng trồng gỗ lớn cả nước, hiện mới chỉ khoảng 489.016ha, trong đó diện tích rừng trồng có chứng nhận quản lý rừng bền vững là 290.500ha.
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến đồ gỗ và lâm sản Việt Nam những năm tới được dự báo rất khả quan, nhưng nguồn gỗ nguyên liệu từ nhập khẩu đang bấp bênh, không ổn định do giá cả, cước phí và phương tiện vận chuyển. Do đó, việc bảo đảm nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến giữ vai trò quyết định trong tăng trưởng ngành chế biến gỗ xuất khẩu thời gian tới.
Nguồn gỗ rừng trồng chính là giải pháp góp phần giúp ngành sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam tiếp tục phát triển. Bài toán cấp thiết đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có được nguồn gỗ nguyên liệu trong nước là gỗ lớn, có chất lượng, đa dạng về chủng loại?
Đây là những câu hỏi hết sức cấp thiết mà ngành lâm nghiệp cần phải giải quyết trong thời gian tới nếu chúng ta muốn giữ vững lợi thế cạnh tranh của ngành. Bởi dẫu gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu sản xuất, chế biến, song gần 70% là gỗ có kích thước nhỏ, chỉ sản xuất các sản phẩm như dăm gỗ, các loại ván nhân tạo.
Gỗ lớn - bài toán của sản xuất, chế biến
Là một trong những doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ lớn, doanh thu từ xuất khẩu năm 2021 đạt trên 100 triệu USD, bà Đỗ Thị Bạch Tuyết, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Woodsland cho biết: "Nhu cầu sản xuất của công ty khoảng 3 triệu m3 gỗ keo nguyên liệu/năm.
Chúng tôi đã hợp tác với 5 sở NN&PTNT để xây dựng vùng nguyên liệu có chứng chỉ FSC với khoảng 1.000ha, ngoài ra, công ty cũng phối hợp với nông dân tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trồng 1.500ha rừng có chứng chỉ FSC. Mục tiêu của công ty là liên kết với nông dân và các hợp tác xã trồng rừng gỗ lớn (từ 7 năm trở lên, gỗ có đường kính 15cm trở lên là gỗ lớn) để phục vụ sản xuất, chế biến.
Thế nhưng, vấn đề lại không hề đơn giản do người dân gặp khó khăn về tài chính khi thực hiện trồng rừng gỗ lớn vì thời gian trồng rừng dài. Cùng với đó, chính sách thu mua gỗ có chứng chỉ của một số doanh nghiệp còn bất cập so với giá gỗ chưa có chứng chỉ (chưa có nhiều sự khác biệt) nên chưa khuyến khích được người dân trồng rừng gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ. Để có nguồn nguyên liệu gỗ lớn từ rừng trồng, rất cần Nhà nước có nguồn vốn ưu đãi cho người trồng rừng, công ty lâm nghiệp. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn, việc tuyên truyền để người dân hiểu ý nghĩa và giá trị kinh tế từ việc trồng rừng gỗ lớn cũng cần phải đẩy mạnh".
Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, người có nhiều năm gắn bó với ngành lâm nghiệp, cho biết: Diện tích rừng sản xuất của Việt Nam hiện khoảng 3,7 triệu ha. Khả năng tăng diện tích đất rừng trồng sản xuất ở nước ta không còn nhiều.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có rất nhiều dư địa để tăng sản lượng gỗ rừng trồng nếu kéo dài chu kỳ (10-15 năm). Nếu chúng ta làm tốt thì đến năm 2030 sẽ có khoảng 60-70 triệu m3 gỗ nguyên liệu từ rừng trồng tập trung. Ngoài ra, chúng ta còn nguồn gỗ từ cây cao su, từ cây trồng phân tán...
Vì vậy, Bộ NN&PTNT cần sớm có đề án bài bản về phát triển nguồn gỗ nguyên liệu để trình Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, để có nguồn nguyên liệu gỗ lớn, rất cần sự liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, Bộ NN&PTNT. Nước ta hiện có 1,1 triệu hộ nông dân trồng rừng, nhưng không có hợp tác xã thì không thể liên kết được với nông dân, người trồng rừng để xây dựng vùng nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu, sản xuất chế biến.
Theo nhận xét, đánh giá của các chuyên gia ngành lâm nghiệp: Ngành sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản của Việt Nam thuộc hàng đầu thế giới; kim ngạch xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2021 của Việt Nam đạt khoảng 16 tỷ USD, xuất siêu khoảng 13 tỷ USD.
Dự báo ngành sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản của Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển trong thời gian tới. Vì thế, nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng ngày một tăng, đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị kỹ cũng như đề ra các giải pháp phù hợp để xây dựng vùng nguyên liệu ngay từ bây giờ phục vụ sản xuất, chế biến, đáp ứng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Diện tích gỗ rừng trồng sản xuất cả nước hiện có khoảng 3,7 triệu ha, trong đó: Vùng Đông Bắc Bộ: 1,39 triệu ha (37,7%), vùng Bắc Trung Bộ: 0,77 triệu ha (20,9%), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: 0,54 triệu ha (14,7%), vùng Tây Nguyên: 0,29 triệu ha (7,8%); các vùng: Đông Nam Bộ, Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long: 0,379 triệu ha (10,3%)... (Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp)
(CHG) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, với nhiều quy định mới, trong đó quy định về “Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng”.
Xem chi tiết(CHG) Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thành phố (HEF) lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh", Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã đồng hành cùng các hoạt động của diễn đàn và trở thành một trong những thành viên đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là Trung tâm C4IR thứ 2 của Đông Nam Á sau Malaysia, tham gia vào mạng lưới Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 toàn cầu của WEF.
Xem chi tiết(CHG) Tại Hội nghị phổ biến các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai năm 2024, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, nhiều vướng mắc, khó khăn,… được lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ.
Xem chi tiết(CHG) Vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng do Cục thuế tỉnh Sóc Trăng chủ trì đã tiến hành nhắc nhở, hướng dẫn kê khai, nộp thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 27/9/2024, UBND TP Cần Thơ đã ban hành Văn bản số 4193/UBND-XDĐT về việc thực hiện triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường cao tốc”.
Xem chi tiết