Đề xuất thành lập, quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư


Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí hỗ trợ chi phí theo quy định. Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc.
quy ho tro dau tu
Theo dự thảo, Quỹ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.

Theo dự thảo, Quỹ Hỗ trợ đầu tư (Quỹ) là quỹ tài chính nhà nước. Quỹ hoạt động theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Tên tiếng Việt là Quỹ Hỗ trợ đầu tư. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Investment Support Fund (viết tắt là ISF). Trụ sở chính của Quỹ đặt tại Hà Nội.

Quỹ có chức năng tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí bằng tiền và hiện vật để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động đầu tư công nghệ cao, chuyển đổi xanh theo quy định tại Nghị định này.

Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí hỗ trợ chi phí theo quy định. Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc.

Quỹ hoạt động theo nguyên tắc không vì mục đích lợi nhuận

Dự thảo nêu rõ, mục tiêu hoạt động của Quỹ nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn đa quốc gia đầu tư tại Việt Nam. Hỗ trợ các doanh nghiệp đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư.

Quỹ hoạt động theo nguyên tắc không vì mục đích lợi nhuận. Quỹ chịu trách nhiệm trong phạm vi ngân sách hỗ trợ của Quỹ. Quỹ hỗ trợ đúng đối tượng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ

Nhiệm vụ của Quỹ gồm: Tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài sản, các nguồn ngân sách hoạt động được ngân sách nhà nước, các nguồn kinh phí nhận viện trợ, tài trợ và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam để tạo nguồn tài chính hỗ trợ chi phí.

Hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp theo phương thức quy định; Lập dự toán và đề nghị bổ sung (nếu có) ngân sách nhà nước. Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, quyết toán theo quy định.

Quỹ có các quyền hạn: Tiếp nhận các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền và hiện vật cho Quỹ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; được sử dụng nguồn vốn của Quỹ để tài trợ, hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Nghị định này.

Được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại để tiếp nhận, quản lý nguồn ngân sách do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn nhận viện trợ, tài trợ, huy động hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

Được sử dụng ngân sách nhàn rỗi của Quỹ để gửi tiết kiệm kỳ hạn tối đa không quá 12 tháng tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển ngân sách hoạt động cho Quỹ.

Quỹ chi trực tiếp bằng tiền để hỗ trợ

Theo dự thảo, ngân sách hoạt động của Quỹ gồm: 1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ vào tháng 01 hằng năm; 2. Các nguồn ngoài ngân sách nhà nước như: a) Lãi tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại; b) Các khoản cho tặng, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài; các nguồn hợp pháp khác (nếu có); 3. Nguồn tồn dư Quỹ hàng năm.

Quỹ chi trực tiếp bằng tiền để hỗ trợ chi phí theo quy định. Quỹ tổ chức thực hiện công tác thu, chi, kế toán theo quy định tại Nghị định này, hướng dẫn của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật có liên quan khác.

Năm tài chính của Quỹ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hằng năm.

Ngân sách hoạt động của Quỹ hỗ trợ đầu tư

- Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ vào tháng 01 hằng năm bao gồm: Nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; Nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên cho hoạt động quản lý của Quỹ; Các nguồn ngân sách nhà nước khác.

- Các nguồn ngoài ngân sách nhà nước: Thu từ các khoản lãi tiền gửi; Các nguồn hợp pháp khác.

- Nguồn tồn dư Quỹ hàng năm.

Phương thức hỗ trợ của Quỹ

Quỹ chi trực tiếp bằng tiền để hỗ trợ chi phí theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

 

Nguồn: Tạp chí công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh doanh bất động sản cho thuê - Thực trạng và rủi ro pháp lý hiện nay

(CHG) Những năm trở lại đây, thị trường bất động sản đã liên tục thay đổi, vận hành theo sự thay đổi của nền kinh tế và xu hướng tăng trưởng kinh tế. Việc kinh doanh, đầu tư bất động sản theo mô hình cho thuê là xu thế được nhiều người lựa chọn để tạo ra dòng tiền trong thời điểm hiện nay. Theo đó, nhà đầu tư có thể chủ động kiểm soát dòng tiền và tìm cách khai thác bất động sản một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, kinh doanh bất động sản cho thuê cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn từ nhiều yếu tố.

Xem chi tiết
Hậu Giang: Giải marathon quốc tế là sức bậc phát huy nội lực, tận dụng "thời kỳ vàng" để thu hút đầu tư.

(CHG) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên, cho biết: với tinh thần "Đổi mới, đột phá, quyết tâm, khát vọng", trên cơ sở phát huy nội lực, tận dụng "thời kỳ vàng", hiện thực hóa khát vọng xây dựng tỉnh Hậu Giang phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, có 7 sản phẩm đợt 1 năm 2024.

(CHG) Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thực hiện thẩm định hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đã thống nhất công nhận 03 sản phẩm mới đạt OCOP 04 sao và tái công nhận 04 sản phẩm đạt OCOP 04 sao.

Xem chi tiết
TP.Mỹ Tho: Phát triển thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

(CHG) Thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có nội dung xây dựng các TP. Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau và Sóc Trăng thành các trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Xem chi tiết
Hậu Giang: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) xếp thứ 2 vùng ĐBSCL, xếp ở nhóm cao cả nước.

(CHG) Ngày 22.6.2024 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 556/ QĐ-TTg Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang chỉ đạo ngay việc xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Xem chi tiết
2
2
2
3