Doanh nhân xứ Nghệ kỳ vọng những quyết sách hỗ trợ để vượt khó


(CHG) Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, phóng viên báo Công Thương ghi lại chia sẻ của những người đứng đầu doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh chịu tác động của đại dịch Covid-19 kéo dài suốt hơn 2 năm qua. Những triển vọng kinh doanh trong thời gian tới, cũng như kỳ vọng của họ vào những quyết sách đặc biệt để giải nguy cho những DN gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Đàm Văn - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Nghệ AnChủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh Nghệ AnTổng giám đốc Công ty TNHH Văn Minh: Cần chính sách cụ thể “tiếp sức” giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất.

Doanh nhân xứ Nghệ chia sẻ, kỳ vọng gì giữa khó khăn trong tâm dịch Covid-19
Ông Nguyễn Đàm Văn – Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Nghệ An

Cùng với sự tiên phong của lực lượng tuyến đầu, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trẻ ở Nghệ An cũng đang xung kích, chiến đấu trên cả hai mặt trận: phát triển kinh tế và chống dịch.

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Nghệ An, chính quyền và nhân dân cùng nhau chống dịch trên nhiều mặt trận khác nhau, từ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đến nỗ lực trong công tác tiêm vaccine. Bên cạnh đó, khi đoàn cán bộ y, bác sỹ tỉnh Nghệ An tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 chi viện nhận lực cho miền Nam, những chuyến xe hỗ trợ đưa đón người dân từ khắp nơi về quê trong dịch bệnh. Những chuyến xe của Văn Minh luôn đồng hành trên đoạn đường chống dịch.

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Nghệ An có 150 hội viên chủ yếu là DN trẻ, kinh doanh thuộc ngành vận tải, giáo dục ngoài công lập, du lịch và hoạt động kinh doanh ngành dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, nông sản xuất khẩu…. ước tính doanh thu giảm từ 60-100%. Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài và không có các giải pháp hiệu quả hỗ trợ các DN khó khăn thì sắp tới nhiều DN có nguy cơ dừng sản xuất, thậm chí phá sản trên diện rộng.

Cùng với sự chuyển mình, thay đổi tư duy hoạt động của nội tại các DN, tôi mong có thêm những cơ chế, chính sách hỗ trợ về thuế, lãi suất ngân hàng, bảo hiểm... để giảm bớt áp lực cho DN tại thời điểm khó khăn này.

Về lâu dài, hy vọng sẽ có những phương án kết nối các ngành nghề với nhau để tạo cơ hội cho các DN trẻ tiếp cận; kết nối cộng đồng DN trẻ với các chuyên gia, đơn vị chuyên môn của tỉnh để thường xuyên được chia sẻ, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp, sát với thực tế tình hình DN. Kỳ vọng chính quyền các cấp tiếp tục có những cơ chế, chính sách phù hợp, ưu tiên cho các DN bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh để “tiếp sức” cho họ thực hiện nhiệm vụ còn lại của năm 2021 và tạo đà cho những năm tiếp theo.

Ông Nguyễn Đức Hiển - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nghệ An, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Nghệ An, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Mường Thanh: Doanh nghiệp lữ hành phải tự làm mới mình

Doanh nhân xứ Nghệ kỳ vọng những quyết sách hỗ trợ để vượt khó
Ông Nguyễn Đức Hiển - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nghệ An

Là DN hoạt động ở lĩnh vực du lịch lữ hành, chúng tôi chịu tác động trực tiếp và đầu tiên khi dịch xuất hiện. Hơn 2 năm nay, hoạt động du lịch rơi vào tình trang “đóng băng”. Đặc biệt, đợt dịch lần thứ 4 này, nhiều cơ sở gần như dừng hoạt động, nhân viên phải nghỉ việc tạm thời. Có đơn vị không vượt qua được nguy cơ phá sản là hiện hữu.

Thời gian qua được sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và các ngành, như miễn giảm điện nước, BHXH, thuế đất ... trợ cấp mất việc làm, tiêm vắc xin... bước đầu tháo gỡ từng bước khó khăn cho DN trong lĩnh vực du lịch. Song để “vực dậy” những DN đang bên “bờ vực thẳm”, cần có những cơ chế, chính sách riêng cho từng nhóm DN theo tình hình thực tế hiện nay.

Sau khi dịch cơ bản được khống chế tại Nghệ An, Thời điểm này, Hiệp hội Du lịch địa phương, Sở Du lịch và các DN lữ hành… đang triển khai chương trình khôi phục du lịch nội địa, du lịch xanh an toàn…. Hiệp hội Du lịch mong muốn trước mắt ưu tiên tiêm vắc xin cho 100% CBCNV ngành du lịch, cùng với đó là chính sách miễn giảm thuế, giảm thủ tục để DN du lịch tiếp cận nhanh nhất các gói hỗ trợ, vay ngân hàng chính sách, tái cấu trúc khoản vay cũ, hỗ trợ đào tạo lại nguồn nhân lực và hỗ trợ xúc tiến du lịch, từng bước kết nối và mở lại thị trường du lịch nội địa và quốc tế.

Ông Thái Đại Phong – Giám đốc Công ty TNHH Đức Phong (Nghệ An): Tìm cho mình lối đi riêng

Doanh nhân xứ Nghệ kỳ vọng những quyết sách hỗ trợ để vượt khó
Theo ông Thái Đại Phong, mặc dù trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn, ông cũng như nhiều doanh nhân không chịu ngồi im nhìn cảnh bên bờ vực phá sản… mà tìm mọi cách chèo lái đưa DN mình “vượt bão”

Công ty TNHH Đức Phong xuất khẩu hàng triệu mặt hàng mây tre mỹ nghệ. Hiện sản phẩm của công ty có mặt khắp cả nước và xuất cho thị trường 34 quốc gia trên thế giới, được các bạn hàng đến từ Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... ưa chuộng.

Là doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp, dịch bệnh kéo dài đã tác động tiêu cực tới DN về nhiều mặt như: đứt gãy thị trường, chi phí vận chuyển cao, người lao động, sản lượng sản xuất, doanh thu... Trong khó khăn đó, đòi hỏi mỗi DN, doanh nhân phải thay đổi tư duy, tìm hướng đi mới để duy trì hoạt động.

Thời gian qua, trong thách thức của dịch bệnh, có khá nhiều DN đã tìm ra cơ hội, hình thức kinh doanh để thích ứng với bối cảnh, tình hình mới. Tuy nhiên, DN trẻ mới khởi nghiệp đa phần là thiếu vốn, chưa có nhiều kinh nghiệm nên gặp không ít khó khăn. Nhiều DN buộc phải dừng hoạt động và có nguy cơ phá sản kéo theo ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế địa phương. Chắc chắn phải 2 năm nữa mới phục hồi được.

Các DN kỳ vọng các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhất là trong lưu thông hàng hóa, bỏ nạn cát cứ địa phương đối với những người tham gia lao động khi được tiêm phòng vắc xin Covid-19. Đồng thời cần có chính sách giảm lãi suất ngân hàng, giãn, giảm nộp thuế, giảm nộp BHXH…

Tôi nghĩ rằng, những doanh nhân trong bối cảnh hiện nay cần nhất là sự bình tĩnh, quyết đoán, tìm ra những giải pháp làm giảm tác động của dịch đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Điều quan trọng là tuyệt đối không lơ là, chủ quan với dịch bệnh, từ đó mới có thể duy trì bộ máy hoạt động của DN.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo quy định về giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương hiện đã đăng tải công khai Dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Xem chi tiết
Vì sao đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu dư thừa phát lên lưới giá 0 đồng?

Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được miễn giảm thực hiện một số quy định, tiêu chí khắt khe của pháp luật và có nhiều ưu đãi về chính sách… do đó, nếu bán điện thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện của quốc gia và khó kiểm soát hệ thống lưới điện, làm mất an toàn, trục lợi chính sách của nhà nước.

Xem chi tiết
Đề xuất quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xem chi tiết
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ 28 tấn đường kính trắng có dấu hiệu gian lận thời hạn sử dụng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, tạm giữ 28.000 kg đường kính trắng hiệu Mitr Phol. Bản tự công bố sản phẩm số: 12/TP/2022 ngày 03/08/2022 thể hiện thời hạn sử dụng sản phẩm là 02 năm kể từ ngày sản xuất, nhưng trên bao bì hàng hóa ghi NSX: 03/07/2022, HSD: 03/07/2025.

Xem chi tiết
2
2
2
3