(CHG) Hiện nay, việc mở rộng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tại thị trường Hoa Kỳ rất lớn, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị và nắm rõ các tiêu chuẩn phía bạn yêu cầu. Việt Nam cần nắm bắt cơ hội lớn này bởi đây là thị trường tiềm năng lớn cho trái cây nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung.
Cơ hội thị trường rộng mở
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tháng 4/2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước trên 4,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với tháng 4/2022. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước gần 17,9 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất đạt gần 4,9 tỷ USD (chiếm 27,3% thị phần). Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc trên 3,2 tỷ USD (chiếm 18,1% thị phần).
Đánh giá về thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T – nhận định, đây là thị trường tiềm năng lớn cho trái cây nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung. Từ trái thanh long được chính thức xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2008, đến nay Việt Nam đã có 8 mặt hàng trái cây được phép xuất khẩu sang thị trường này với kim ngạch ngày càng tăng và dự kiến trái bưởi đã sắp sửa được cấp phép xuất khẩu sang này.
Hoa Kỳ là thị trường rất tiềm năng và có nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường này |
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, ngoài trái cây, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng đang tăng theo từng năm. Điều đặc biệt là không chỉ dừng lại ở gạo phục vụ chế biến, gạo cho các nhà hàng, người tiêu dùng Hoa Kỳ hiện nay đã biết đến gạo chất lượng cao nấu ăn ở nhà của Việt Nam.
4 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,6 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng cao, đạt 3,3 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 59,7% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất.
Theo ông Nguyễn Sỹ Hòe - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phú Tài, sự gia tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Hoa Kỳ là do các sản phẩm gỗ của Trung Quốc trở lên đắt đỏ, chủ yếu do thu nhập của người Trung Quốc tăng lên nên chi phí nhân công cao. Bên cạnh đó, những năm gần đây, gỗ nội địa của Việt Nam phát triển mạnh do trồng rừng được bao phủ. Kết hợp với việc các doanh nghiệp FDI đầu tư mạnh vào Việt Nam, thị trường đầu vào là các nguyên liệu, vật tư đi kèm để sản xuất gỗ, trình độ sản xuất gỗ của các doanh nghiệp nói chung và của các công nhân người Việt cũng đã tăng nhanh.
Cộng với quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng khăng khít, và các Hiệp định thương mại tự do khiến hoạt động giao thương trở lên thông suốt, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng đã tin tưởng hơn các doanh nghiệp Việt Nam về cả năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, ý thức sản xuất bền vững cũng như tuân thủ được các tiêu chuẩn về hóa chất, về an toàn cũng như luật pháp Hoa Kỳ.
Nếu như trước đây thị trường Hoa Kỳ cho phép trái dừa xuất khẩu chỉ cần gọt hết vỏ xanh thì nay họ 'siết chặt' lại và yêu cầu phải gọt đến tận sọ. Đây là quy định không mới. Tuy nhiên, với việc 'siết chặt' này khiến xuất khẩu dừa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ gặp khó từ đầu năm 2022 đến nay.
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho hay, thị trường này quy định về gọt vỏ nhưng cách hiểu của mỗi chuyên gia Hoa Kỳ lại khác nhau. Trước đây, họ cho rằng chỉ cần gọt hết vỏ xanh là được, nhưng hiện cho lại cho rằng việc này không được và yêu cầu phải gọt hết vỏ trắng và đến tận sọ dừa. Sự thay đổi này ít nhiều gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm được như Thái Lan thì sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển rất lớn. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh được với hàng Thái Lan.
Ngoài mặt hàng dừa gặp khó thì theo ông Nguyễn Đình Tùng, xuất khẩu trái cây của doanh nghiệp sang thị trường Hoa Kỳ từ đầu năm vẫn rất tốt, tăng khoảng 15-16% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái. Uyển chuyển theo cơ chế thị trường, năm nay, doanh nghiệp Vina T&T cũng đặt mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng từ 30 - 40%.
Chia sẻ về kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn cho nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng cho hay, mọi vấn đề đều được kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu. Các vùng trồng đều phải được cấp mã số, cùng với đó, các nhà máy đóng gói cũng phải được phía Hoa Kỳ cấp và khi chiếu xạ cũng có nhân viên chuyên môn của Hoa Kỳ kiểm tra từng lô hàng. Do đó, để có thể xuất khẩu được vào thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị cực kỳ tốt và nắm rõ các tiêu chuẩn mà phía bạn yêu cầu.
Để phát huy được tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, các HTX và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tạo ra một vùng trồng quy mô lớn, theo một tiêu chuẩn đồng nhất. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn về nguồn cung và cũng có thể xuất khẩu đi nhiều thị trường khác nhau như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Australia hay cả Trung Quốc. Nếu làm được điều này, thì các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc kiểm soát chất lượng đầu vào của nông sản.
Với quy mô dân số hơn 333 triệu người cùng sức mua lớn, lại đang trong giai đoạn phục hồi mạnh sau đại dịch, Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ. Ông Nguyễn Sỹ Hòe cho biết, thị trường Hoa Kỳ không phải là thị trường khó. Họ chỉ khó mang tính chất danh nghĩa tuân thủ luật pháp, còn chất lượng sản phẩm ở thị trường Mỹ không phải là khó. Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn làm được. “Mặc dù phải đối diện với khó khăn về giá nguyên liệu đầu vào tăng, khó khăn về logictisc và sự dịch chuyển đơn hàng. Tuy nhiên, mỗi năm chúng tôi tìm kiếm thêm vài ba khách hàng mới, những khách hàng này sẽ bù lại phần giảm của các khách hàng khác. Chính sự đa dạng về khách hàng, đa dạng về mặt hàng xuất khẩu sẽ là một trong những yếu tố hỗ trợ cho doanh nghiệp….”, ông Nguyễn Sỹ Hòe chia sẻ.
Rõ ràng, đối với mỗi mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sẽ có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, đây là thị trường rất tiềm năng và có nhiều mặt hàng có thể xuất khẩu sang đây. Đây cũng là thị trường có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và nông dân. Nếu xuất khẩu được thì giá bán ở thị trường Hoa Kỳ vẫn tốt hơn các thị trường khác. Thích ứng với quy định của thị trường sẽ giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này.
(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, với nhiều quy định mới, trong đó quy định về “Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng”.
Xem chi tiết(CHG) Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thành phố (HEF) lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh", Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã đồng hành cùng các hoạt động của diễn đàn và trở thành một trong những thành viên đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là Trung tâm C4IR thứ 2 của Đông Nam Á sau Malaysia, tham gia vào mạng lưới Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 toàn cầu của WEF.
Xem chi tiết(CHG) Tại Hội nghị phổ biến các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai năm 2024, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, nhiều vướng mắc, khó khăn,… được lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ.
Xem chi tiết(CHG) Vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng do Cục thuế tỉnh Sóc Trăng chủ trì đã tiến hành nhắc nhở, hướng dẫn kê khai, nộp thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử.
Xem chi tiết