Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện trong tình hình mới


(CHG) Ngày 27/8/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Giao Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) làm Trưởng ban chỉ đạo, các ủy viên gồm: Thứ trưởng các Bộ; Công an; Thương mại; Quốc phòng; Tài chính; Khoa học, công nghệ và Môi trường; 01 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; 01 Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan và Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Bộ phận thường trực của Ban Chỉ đạo đặt tại Bộ Thương mại (chủ yếu sử dụng bộ máy của Cục Quản lý thị trường) và một số cán bộ công chức của Bộ, ngành tham gia Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Ngày 14/2/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 28/QĐ-TTg về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg ngày 27/8/2001 phân công Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng ban Chỉ đạo, 01 Thứ trưởng Bộ Công Thương phụ trách lĩnh vực phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại là Phó Trưởng ban Thường trực. Giao Cục Quản lý thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.
Ngày 19/3/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg Thành lập
Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Quốc gia). 
Thành phần Ban Chỉ đạo Quốc gia gồm:
1. Trưởng ban: Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (sau này là 01 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ).
2. Phó Trưởng ban Thường trực: Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Các Phó Trưởng ban:
- Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Thứ trưởng Bộ Công an.
4. Các Ủy viên:
- Thứ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế; Giao thông Vận tải; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Văn phòng Chính phủ;
- Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam;
- Thủ trưởng các cơ quan chức năng: Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh Cảnh sát biển; Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm; Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan; Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục
QLTT.
5. Giúp việc cho Trưởng ban và Ban Chỉ đạo Quốc gia có Văn phòng Thường trực đặt tại Bộ Tài chính. Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Thường trực do Trưởng ban quyết định theo đề nghị của Phó Trưởng Ban Thường trực.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả địa phương do Phó Chủ tịch làm Trưởng ban với thành phần phù hợp, đảm bảo hiệu quả.
Có thể thấy rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong suốt thời gian hơn 20 năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi cần hoàn thiện, bổ sung nhân lực và các điều kiện khác đảm bảo đủ thành phần, lực lượng tham gia công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, để công tác chỉ đạo điều hành đồng bộ, hiệu quả tại các địa phương đều thành lập
Ban Chỉ đạo 389 ở cấp tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện do 01 Phó Chủ tịch UBND cùng cấp làm Trưởng ban, về cơ bản UBND cấp tỉnh, huyện đều giao cho người đứng đầu lực lượng QLTT cùng cấp làm phó Trưởng ban Thường trực, đồng thời, giao cơ quan QLTT là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo các cấp.
Trong thời gian qua, lực lượng QLTT đã triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ là Cơ quan Thường trực
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện
Để công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian tới đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đặc biệt là đối với cấp ủy, chính quyền địa phương cấp huyện cần có một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện), cụ thể như sau:
Một là,
Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện cần tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương tham mưu Chủ tịch UBND báo cáo thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện đưa nội dung công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại vào Nghị quyết, chương trình công tác của Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện hằng năm. Xác định rõ nhiệm vụ chính trị, gắn trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các cơ quan, đơn vị có liên quan và chính quyền cấp xã. Đồng thời, đề cao vai trò giám sát của các Đại biểu HĐND huyện đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn.
Hai là, cơ quan thường trực
Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện (là Đội QLTT) phải thực hiện nghiêm quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. Duy trì chế độ họp định kỳ và đột xuất để triển khai nghiêm túc chỉ đạo của thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND. Chủ động xây dựng các văn bản chỉ đạo, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường cụ thể hằng năm, chuyên đề và đợt cao điểm những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán hằng năm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn quản lý.
Ba là, tham mưu Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm toàn diện về công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý theo thẩm quyền và phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các vụ việc phức tạp, nổi cộm. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương mại, kinh doanh trái phép công khai, kéo dài  trên địa bàn từng xã, phường, thị trấn. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và Tổ trưởng Tổ dân phố, thôn, xóm vào cuộc tham gia công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Bốn là, thực hiện tốt công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa
Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện với Ban Chỉ đạo 389 cấp tỉnh và các sở, ngành thành viên của Ban Chỉ đạo 389 cấp tỉnh trên các lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành được phân công, phân cấp. Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm giữa các cơ quan thành viên ban chỉ đạo, các lực lượng chức năng trong huyện, thường xuyên cập nhật, trao đổi thông tin về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng, bên cạnh đó làm tốt công tác dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả một cách kịp thời, chính xác để có các biện pháp xử lý phù hợp.
Năm là, duy trì và phát huy công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật với các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn, tạo sự chuyển biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng. Chú trọng phối hợp với các kênh truyền thông gồm: Đài PTTH tỉnh, huyện, Báo tỉnh. Đặc biệt là tăng thời lượng phát thanh hàng ngày của hệ thống loa phường, xã…để kịp thời phản ánh các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các biện pháp xử lý đối với hành vi buôn bán hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại và kinh doanh trái phép khác. Phát động phong trào toàn dân không tham gia mua bán, tiếp tay tiêu thụ hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm…Kịp thời tố giác các hành vi kinh doanh trái phép hàng hóa trên đến các cơ quan chức năng để ngăn chặn, xử lý. Đẩy mạnh tuyên truyền triển khai Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Sáu là, đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã và các Tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong việc phát hiện và tố giác các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo
an toàn thực phẩm
Bảy là, hằng năm thực hiện tốt công tác đánh giá Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ của các thành viên
Ban Chỉ đạo, các phòng, ban đơn vị, cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn. Biểu dương, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thường xuyên chú trọng công tác bảo vệ nội bộ, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp bao che, dung túng, tiếp tay, bảo kê cho hoat động buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại của các cán bộ, chiến sĩ, công chức thuộc các đơn vị chức năng trong thực thi nhiệm vụ được giao.
Tám là, tập trung đầu tư nguồn nhân lực, kinh phí, trang thiết bị đủ mạnh phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trong tình hình mới. Đặc biệt là phát hiện, ngăn chặn hoạt động kinh doanh hàng hóa trái phép trên nền tảng số bằng các hình thức mạng xã hội, Zalo, Facebook… Từ đó đòi hỏi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng thích ứng công nghệ thông tin của các lực lượng tham gia công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.
Bùi Văn Đạm (Đội trưởng Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc)

Nguồn: https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/giai-phap-nang-cao-hieu-qua-hoat-%C4%91ong-cua-bc%C4%91-389-cap-huyen-trong-tinh-hinh-moi-59722-5.html

Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro

Sáng 12/5, tại Đại học Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.

Xem chi tiết
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo quy định về giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương hiện đã đăng tải công khai Dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Xem chi tiết
Vì sao đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu dư thừa phát lên lưới giá 0 đồng?

Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được miễn giảm thực hiện một số quy định, tiêu chí khắt khe của pháp luật và có nhiều ưu đãi về chính sách… do đó, nếu bán điện thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện của quốc gia và khó kiểm soát hệ thống lưới điện, làm mất an toàn, trục lợi chính sách của nhà nước.

Xem chi tiết
Đề xuất quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xem chi tiết
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.

Xem chi tiết
2
2
2
3