Hải quan chủ động chống buôn lậu xăng dầu trên biển


(CHG) Chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch chống buôn lậu xăng, dầu trên biển, lực lượng hải quan đã phát hiện, ngăn chặn hàng trăm tấn xăng, dầu thẩm lậu tại vùng biển phía Nam. 
Hải đội 3 công bố quyết định khám xét tàu chở dầu vi phạm.
Thuê tàu thủy sản vận chuyển dầu lậu
Ngày 24/4/2023, lãnh đạo Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Nam (Hải đội 3), Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết, mở rộng điều tra xác minh tàu Thuận Huệ 68 vận chuyển trái phép 270 tấn dầu FO, cho thấy chiếc tàu hậu cần dịch vụ thủy sản mang biển kiểm soát BV-97979-TS được các đối tượng thuê để vận chuyển số dầu không hóa đơn chứng từ hợp pháp này. Theo kết quả giám định, tổng số dầu phát hiện trên tàu gồn 270 tấn dầu FO.
Trước đó, trong quá trình thực hiện kiểm soát trên vùng biển Vũng Tàu, Hải đội 3 đã phát hiện tàu Thuận Huệ 68 có dấu hiệu nghi vấn nên đã ra tín hiệu dừng tàu để kiểm tra. Phát hiện trên tàu có nhiều hầm chứa dầu, nhưng thuyền trưởng không xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp pháp, Tổ công tác của Hải đội 3 đã lai lắt, áp tải chiếc tàu này vào bờ để thực hiện lệnh khám xét.
Kết quả khám xét trên tàu, các công chức Hải đội 3 đã phát hiện tại 3 hầm của tàu chứa tổng cộng 270 tấn dầu FO, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp. Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ số hàng hóa trên được chứa trong các hầm không được ghi số trên tàu Thuận Huệ 68, theo thứ tự từ đầu mũi tàu xuống cabin lái, từ phải sang trái gồm hầm thứ 6, hầm thứ 7 và hầm thứ 8. Làm việc với cơ quan Hải quan, bước đầu ông Phạm Sỹ Liêu, quốc tịch Việt Nam, thuyền trưởng tàu Thuận Huệ 68 khai nhận, toàn bộ số dầu nêu trên được tàu Thuận Huệ 68 bơm từ 1 tàu sắt, không xác định được tên và số hiệu tại ngoài khơi vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phó Hải đội trưởng phụ trách Hải đội 3 Hoàng Văn Thảo cho biết, tình trạng lợi dụng tàu đánh bắt hải sản, tàu vận tải hậu cần thủy sản để sang mạn, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển vẫn diễn biến phức tạp. Đối với vụ tàu Thuận Huệ 68 nêu trên, các đối tượng đã ngụy trang tàu dịch vụ hậu cần thủy sản để vận chuyển dầu trái phép hòng qua mặt lực lượng chức năng, nhưng đã bị lực lượng Hải quan phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Hải đội 3 đã xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát thường xuyên trên địa bàn quản lý nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Công chức Hải quan Hải đội 3 thực hiện niêm phong tàu chở 270 tấn dầu vi phạm. Ảnh: T.H
Buôn lậu xăng dầu trên biển phức tạp
Thời gian qua, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp trở lại, nhất là mặt hàng xăng dầu. Theo đó, các đối tượng đã lợi dụng cải trang các tàu đánh cá, tàu dịch vụ hậu cần thủy sản để tham gia vận chuyển xăng dầu trái phép với số lượng lớn. Ngoài vụ việc vừa được Hải đội 3 bắt giữ, cuối năm 2022, mở rộng điều tra vụ vận chuyển trái phép dầu quy mô lớn do Hải đội 3 chủ trì phối hợp với các lực lượng phát hiện và bàn giao hồ sơ, Công an TP. HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thế Hùng (sinh năm 1976, quê Hải Phòng), Giám đốc Công ty TNHH Thương mại vận tải xăng dầu Phúc Thọ; Nguyễn Ngọc Thọ (sinh năm 1983) và Trần Hải Âu (sinh năm 1979) là nhân viên của công ty này. Quá trình mở rộng điều tra, các đối tượng bước đầu khai nhận đã phá niêm phong hải quan để trộm cắp 80 tấn dầu với trị giá 1,5 tỷ đồng.
Cụ thể, Hải đội 3 phối hợp với Phòng 3 (C03, Bộ Công an), PC03 (Công an TP. HCM) và Trạm Biên phòng cửa khẩu Phú Mỹ thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Sài Gòn (Bộ đội Biên phòng TPHCM) phát hiện các phương tiện đang neo đậu tại khu neo Sân Cát trên sông Nhà Bè thuộc phường Phú Thuận, quận 7, TP. HCM có biểu hiện nghi vấn vi phạm pháp luật hải quan, Tổ công tác tiến hành kiểm tra 3 tàu Tấn Hào SG-9231, Phúc Thọ SG-3190, tàu Phúc Lộc SG-6148 và Boong tông không biển kiểm soát, thu giữ tang vật hơn 164 m3 dầu DO và dầu FO.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tại vùng biển phía Nam, nơi có số lượng tàu cá hoạt động lớn nhất cả nước, nên nhu cầu xăng dầu phục vụ cho các tàu cá khai thác thủy sản khá cao. Nắm bắt được thực tế đó, một số đối tượng buôn lậu tranh thủ sự chênh lệch giữa giá xăng dầu trong nước và các nước lân cận để tìm mọi cách ngụy trang tàu cá, tàu hậu cần thủy sản mua bán, vận chuyển trái phép mặt hàng này.
Trước tình trạng vận chuyển dầu lậu trên biển ngày càng phức tạp, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các lực lượng chuyên trách tăng cường công tác điều tra, kiểm soát trên biển để ngăn chặn kịp thời tình trạng vận chuyển, mua bán trái phép xăng, dầu trên biển…/.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/hai-quan-chu-dong-chong-buon-lau-xang-dau-tren-bien-173746-173746.html

Còn lại: 1000 ký tự
Luật giao dịch điện tử 2023 quy định về chữ ký số

(CHG) Không ít bạn đọc, người dân còn băn khoăn trước chữ ký số, có thể bị làm giả không? Luật quy định ra sao?

Xem chi tiết
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024): NHỮNG QUY ĐỊNH CẦN BIẾT

(CHG) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, có những điểm mới đáng chú ý.

Xem chi tiết
BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH, SINH VIÊN NĂM HỌC 2024– 2025: Những điều cần biết…

(CHG) Căn cứ Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng BHYT của hộ gia đình và học sinh, sinh viên cũng có sự thay đổi.

Xem chi tiết
Thành phố Cần Thơ: Tăng cường phổ biến pháp luật và tuyên truyền về tăng trưởng xanh

(CHG) Ngày 20/8/2024, UBND TP Cần Thơ đã có Báo cáo Kết quả thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2023.

Xem chi tiết
Cần Thơ: Sắp diễn ra diễn đàn “Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa: Động lực cho phát triển bền vững ĐBSCL” lần 2

(CHG) Vừa qua, UBND TP Cần Thơ đã có buổi làm việc với Trường Đại học Cần Thơ về công tác chuẩn bị tổ chức “Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tầm nhìn 2045 lần thứ 2- SDMD 2024”.

Xem chi tiết
2
2
2
3