Quyết liệt ngăn chặn nạn buôn lậu sản phẩm động vật hoang dã


(CHG) Sở hữu ngà voi, sừng tê giác hay động vật, sản phẩm động vật hoang dã để thể hiện sự giàu có là quan niệm không còn phù hợp với lối sống văn minh. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn tồn tại và đang là một trong số những nguyên nhân chính khiến vấn nạn buôn bán, vận chuyển trái phép sản phẩm và động vật hoang dã ở Việt Nam diễn biến phức tạp.
Cục Hải quan Hải Phòng phát hiện, thu giữ hàng tấn ngà voi được giấu trong các container sừng bò.
Những vụ việc điển hình
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, tình hình tội phạm, vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên biển và địa bàn liên quan trong quý I/2023 vẫn diễn ra phức tạp, các đối tượng đã tăng cường hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép mặt hàng có lợi nhuận cao như dầu DO, than, động vật hoang dã, hàng điện tử đã qua sử dụng.
Thời gian qua, các mặt hàng liên quan đến động vật hoang dã là ngà voi, sừng tê giác có chiều hướng chuyển dịch từ các cảng biển thuộc khu vực miền Nam, miền Trung ra các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh.
Điển hình như vụ việc ngày 28/1/2023, Cục Hải quan Hải Phòng đã phát hiện 117 khúc, tổng trọng lượng 490kg ngà voi được ngụy trang, che giấu trong các lô hàng nhập khẩu để tuồn vào Việt Nam. Theo hồ sơ Công ty CP kỹ thuật công nghệ HMD (Thường Tín, Hà Nội) khai báo, hàng hóa nhập khẩu là sừng bò nuôi dùng để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, hàng qua sơ chế làm sạch và sấy khô, có xuất xứ Nigeria.
Vụ việc ngày 6/2/2023, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đình Vũ và Đội Kiểm soát Hải quan (Hải quan Hải Phòng) phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải Quan), Công an TP. Hải Phòng, Cảnh sát biển vùng 1 tiến hành khám lô hàng nhập khẩu đã phát hiện 42 khúc, trọng lượng 125kg ngà voi được đóng lẫn với sừng bò nhập khẩu.

Cùng ngày 6/2, tại cảng Lạch Huyện, Cục Hải quan TP. Hải Phòng và Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Công an TP. Hải Phòng đã phát hiện, thu giữ gần 130kg ngà voi châu Phi nhập khẩu trái phép. Số ngà voi bị bắt giữ này thuộc Phụ lục I của Công ước CITES nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, vi phạm quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.  
Ngày 20/3/2023, cơ quan Hải quan đã bắt giữ 01 container thu giữ 7 tấn ngà voi được vận chuyển từ Angola về Việt Nam qua Cảng Nam Hải Đình Vũ (TP. Hải Phòng). Đây là vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép ngà voi lớn nhất từ trước đến nay. Theo nguồn tin từ Cục Hải quan TP. Hải Phòng, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cục đã phân tích, đánh giá 6 container nghi vấn, trong đó xác định lô hàng gồm 3 container (khai báo là hạt lạc) nhưng lại có dấu hiệu rủi ro rất cao. Cụ thể, lô hàng xuất phát từ Angola, được chuyển tải tại Singapore nhằm che giấu tuyến đường vận chuyển, sau đó mô tả tên hàng hóa bằng ngôn ngữ không phổ thông và sử dụng thông tin người nhận hàng không chính xác... 
Ngay khi hàng hóa được xếp dỡ xuống cảng, Cục Hải quan TP. Hải Phòng đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành giám sát trọng điểm, kiểm tra hàng hóa bằng máy soi container, và tiến hành kiểm tra thủ công toàn bộ lô hàng sau khi phân tích hình ảnh có nghi vấn. Kết quả khám xét, trong container mang số hiệu UACU3786863 ước tính chứa khoảng 7 tấn ngà voi, là số lượng lớn nhất từ trước đến nay tại Cảng Hải Phòng.

 
Lực lượng chức năng Đà Nẵng bắt giữ ngà voi và vẩy tê tê nhập lậu. Ảnh: HQ
“Nguồn cung” nội địa dồi dào
Thị trường trong nước cũng không hiếm những “nguồn cung” dồi dào cho khách muốn mua và sở hữu sản phẩm động vật hoang dã, đặc biệt là ngà voi. Với ý nghĩ ngà voi là vật phẩm phong thuỷ mang lại sự may mắn, trường tồn cho người sở hữu, nên ngà voi hiện là mặt hàng thu hút nhiều sự quan tâm đầu tư, thậm chí thể hiển “đẳng cấp” của giới nhà giàu.
Tại thủ phủ vàng Phước Sơn (Quảng Nam), hàng nghìn món đồ trang sức chế tác từ ngà voi được bày bán công khai. Chủ hàng cam kết, chúng là 100% hàng thật. Các sản phẩm khác từ nanh, móng, vuốt động vật (gấu, hổ, heo rừng...), vòng, lắc tay, mặt dây chuyền, bút viết… đều được điêu khắc tinh xảo, bọc vàng, bạc lấp lánh. Mức giá của một chiếc nanh nhỏ làm từ ngà voi có giá 1 triệu đồng. Những món đồ khác phủ thêm vàng, bạc có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. 
Một chủ hàng tiết lộ các sản phẩm này được làm từ ngà voi thật, có nguồn gốc từ hàng nhập lậu từ Châu Phi. Mỗi lần, người này nhập nguyên cặp ngà nặng từ 5 - 7kg với giá hơn 40 triệu đồng/kg; sau đó đưa ra cho thợ gia công mài gọt thành những món trang sức, bọc thêm vàng, bạc để nâng tầm giá trị. 
Để qua mặt lực lượng chức năng, những người buôn bán ở đây phải giữ kín chỗ gia công hàng hoá. Thậm chí, khi vận chuyển ngà voi từ điểm mua về, các chủ hàng phải sử dụng nhiều biện pháp kín đáo để không bị cơ quan chức năng phát hiện. Nếu khách ngoại tỉnh có nhu cầu mua hàng, chủ hàng sẵn sàng gửi theo xe khách đến tận nơi. 
Đắk Lắk cũng là một điểm nóng của nạn buôn bán ngà voi và các sản phẩm động vật hoang dã. Một khảo sát nhanh của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vào cuối tháng 1/2022 cho thấy, trong 26/49 cơ sở khảo sát (tiệm vàng bạc, cửa hàng mỹ nghệ, cửa hàng lưu niệm, khách sạn, nhà hàng) có bán sản phẩm chế tác từ ngà voi, xương voi, lông đuôi voi, móng vuốt hổ, gấu…
Người dân địa phương cho rằng việc buôn bán, sử dụng ngà voi từ voi Châu Phi không phải là vấn đề đáng lo ngại, vì không liên quan đến voi nhà tại Đắk Lắk. Họ cũng chưa từng bị phạt hoặc bị bắt vì sở hữu hoặc đeo các sản phẩm làm từ ngà voi. Do đó, nhiều người nghĩ rằng chỉ những sản phẩm từ ngà voi hoặc ngà voi thật mới bị cấm bán.
TS Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc CITES Việt Nam cho biết, không có cơ sở khoa học hoặc cơ sở văn hoá nào khẳng định việc đeo trang sức từ ngà voi sẽ đem lại may mắn cho người đeo. Hầu hết những sản phẩm từ ngà voi trên thị trường nếu không phải hàng giả thì cũng là hàng do các đối tượng buôn lậu, săn bắn, giết hại voi trái pháp luật để lấy ngà cung cấp.
Theo Nghị định 35/2019/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, hành vi tàng trữ, mua bán, chế biến ngà voi không có hồ sơ hợp pháp hoặc có nhưng không đúng với nội dung hồ sơ thì bị phạt từ 180-360 triệu đồng, tuỳ theo khối lượng ngà. 
Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định, người nào tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 2kg đến dưới 20kg thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 10 - 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng. Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 1 - 10 tỷ đồng, tuỳ mức độ hành vi phạm tội. 
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này thì bị phạt tiền từ 10 - 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 300 - 600 triệu đồng.
Như vậy, dù đã có đầy đủ hệ thống pháp luật xử lý các hành vi vi phạm về việc mua bán, tàng trữ, sử dụng sản phẩm động vật hoang dã và động vật hoang dã nhưng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn hành vi này. Việt Nam vẫn đang trở thành mắt xích quan trọng trong hoạt động buôn bán động vật hoang dã của các tổ chức tội phạm quốc tế...
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Đề xuất thành lập, quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư

Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí hỗ trợ chi phí theo quy định. Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc.

Xem chi tiết
Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 năm sau

Bộ Tài chính đang tiến hành rà soát, đánh giá các luật thuế; trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân. Bộ Tài chính cho biết sẽ dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2025 và thông qua vào tháng 5/2026.

Xem chi tiết
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội long trọng kỷ niệm 29 năm thành lập

(CHG) Ngày 15/5, Lễ kỷ niệm 29 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đã được tổ chức long trọng tại Trụ sở Tập đoàn Geleximco (Đống Đa, Hà Nội).

Xem chi tiết
Thủ tướng: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro

Sáng 12/5, tại Đại học Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.

Xem chi tiết
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo quy định về giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương hiện đã đăng tải công khai Dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Xem chi tiết
2
2
2
3