Thúc đẩy chuyển đổi số


(CHG) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn vừa ký Quyết định 1105/QĐ-TCHQ ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Tổng cục Hải quan năm 2023.
Ngành Hải quan thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số.
Kế hoạch chuyển đổi số của Tổng cục Hải quan năm 2023 đặt ra mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ hải quan thông qua việc triển khai xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin (CNTT) thực hiện Hải quan số theo Quyết định 2212/QĐ-BTC ngày 4/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong đó, năm 2023 sẽ tập trung xây dựng hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong thông quan, đề xuất duyệt chủ trương dự án số 2 thuộc Hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số.
Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các văn bản pháp lý, đề án và triển khai các giải pháp kỹ thuật tạo nền tảng cho việc chuyển đổi số trong công tác triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.
Xây dựng và triển khai các nền tảng ban đầu đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong công tác quản trị nội ngành. Trong đó, tập trung hoàn thành việc rà soát, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ almf cơ sở cho việc triển khai các giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong công tác quản lý nội ngành.
Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chuyển đổi số được phân công thực hiện tại Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2015 định hướng đến năm 2030.
Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chuyển đổi số nêu tại Quyết định số 776/QĐ-BTC ngày 12/4/2023 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2023 có liên quan đến Tổng cục Hải quan.
Đặc biệt, cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của tất cả cán bộ, công chức hải quan về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong quản lý nhà nước về hải quan.
Trong Kế hoạch, Tổng cục Hải quan cũng đề ra 10 nhóm nhiệm vụ và 6 nhóm giải pháp để thực hiện được các mục tiêu về chuyển đổi số./.
Còn lại: 1000 ký tự
Xúc tiến thương mại gắn với lợi thế du lịch

Quý I/2024, hoạt động thương mại của Quảng Ninh tăng trưởng mạnh với tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 10,5% so với cùng kỳ 2023. Trong quý II, các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương gắn với lợi thế du lịch đang được ngành Công Thương tích cực triển khai.

Xem chi tiết
Xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh

Ngày 8/4, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị giao ban Thường trực Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Xem chi tiết
Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

​Chiều 2/4, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem chi tiết
Để nâng tầm thương hiệu OCOP

​Chất lượng là yếu tố tiên quyết khẳng định vị trí của sản phẩm OCOP nói riêng và nông sản nói chung trên thị trường. Các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trong tỉnh đang tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường, từng bước hướng tới xuất khẩu.

Xem chi tiết
Tọa đàm "Tiềm năng và thách thức đối với nuôi biển"

​Trong khuôn khổ hội nghị “Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh”, các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu, nhà nghiên cứu chiến lược, đại diện các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp lĩnh vực thủy sản đã tham gia phiên tọa đàm có chủ đề: "Tiềm năng và thách thức đối với nuôi biển".

Xem chi tiết
2
2
2
3