Tổng số doanh nghiệp đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử đạt 92,6%


(CHG) Vừa qua 1/6, Bộ Tài chính đã có thông báo về kết quả triển khai hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc.  Hiện cả nước đã có 764.314 doanh nghiệp (tương đương 92,6% tổng số doanh nghiệp) và 52.778 hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC.

Theo đó, với mục tiêu đến ngày 1-7-2022 toàn bộ người nộp thuế đang sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã phê duyệt việc tổ chức thực hiện triển khai áp dụng hóa đơn điện tử  theo lộ trình 2 giai đoạn.

Cụ thể, triển khai giai đoạn 1 tại địa bàn 6 tỉnh, thành phố (gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ) từ ngày 21-11-2021. Giai đoạn 2 sẽ triển khai tại địa bàn 57 tỉnh, thành phố còn lại từ tháng 4-2022.

Để triển khai hóa đơn điện tử thành công, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã từng bước chuẩn bị hoàn tất về cơ sở vật chất cũng như hạ tầng kỹ thuật: Ban hành các kế hoạch triển khai chi tiết; huy động nguồn lực của cả hệ thống chính trị tại các tỉnh, thành phố trên cả nước để tham gia chỉ đạo và trực tiếp triển khai; thành lập trung tâm điều hành và hỗ trợ triển khai hóa đơn điện tử tại Tổng cục Thuế để tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp kịp thời các yêu cầu phát sinh trong quá trình triển khai; thực hiện kết nối với các tổ chức nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử… Ngoài ra, cơ quan thuế các cấp đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chính sách, quy định cũng như lợi ích khi áp dụng hóa đơn điện tử; tập huấn về chính sách, quy trình quản lý cho cả cán bộ thuế và người nộp thuế.

Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử. Ảnh minh họa: TTXVN

Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử. Ảnh minh họa: TTXVN

Kể từ thời điểm bắt đầu triển khai, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế, các cục thuế tiếp nhận và khẩn trương xử lý tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp; tiếp nhận và cấp mã cơ quan thuế cho hóa đơn điện tử của doanh nghiệp thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã; tiếp nhận dữ liệu hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế,...

Tổng cục Thuế, các cục thuế đã tổ chức tiếp nhận, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các vướng mắc thông qua hệ thống đường dây nóng, kênh hỗ trợ điện tử, chatbot, đồng thời cũng đã tổ chức công tác quản trị, vận hành hệ thống hóa đơn điện tử 24/7 đảm bảo hoạt động ổn định không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.

Trong quá trình triển khai, Tổng cục Thuế phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoàn thiện giải pháp, kết nối, truyền nhận dữ liệu hóa đơn điện tử; đặc biệt là thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống hóa đơn điện tử tại cơ quan thuế trên nền tảng công nghệ 4.0, hệ thống dữ liệu lớn (Big data) giúp xử lý số lượng lớn giao dịch hóa đơn, linh hoạt và đảm bảo tính an toàn bảo mật…

Tính đến ngày 24-5-2022, số lượng người nộp thuế là doanh nghiệp tại 6 tỉnh, thành phố ở giai đoạn 1 đạt 100%; giai đoạn 2 ở 57 tỉnh, thành phố hiện có 309.243 doanh nghiệp (tương đương 83,6% tổng số doanh nghiệp). Với người nộp thuế là cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai ở giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố là 100%; và ở giai đoạn 2 tại 57 tỉnh, thành phố cũng đạt 100% (30.489 cá nhân kinh doanh).

Ngoài ra, số lượng hóa đơn cơ quan thuế đã tiếp nhận xử lý từ khi triển khai đến ngày 24-5-2022 là 318.401.123 hóa đơn, trong đó: Hóa đơn có mã: 106.414.378; hóa đơn không mã gửi đầy đủ dữ liệu đến cơ quan thuế là 41.347.907; hóa đơn không mã gửi theo bảng tổng hợp cơ quan thuế: 170.588.512 và hóa đơn theo lần phát sinh: 50.326 hóa đơn.

Thực hiện hóa đơn điện tử là một đột phá lớn của ngành thuế. Việc triển khai hóa đơn điện tử sẽ góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cũng góp phần chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng hóa đơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội.

Còn lại: 1000 ký tự
Phú Yên: Tạm giữ 28 tấn đường kính trắng có dấu hiệu gian lận thời hạn sử dụng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, tạm giữ 28.000 kg đường kính trắng hiệu Mitr Phol. Bản tự công bố sản phẩm số: 12/TP/2022 ngày 03/08/2022 thể hiện thời hạn sử dụng sản phẩm là 02 năm kể từ ngày sản xuất, nhưng trên bao bì hàng hóa ghi NSX: 03/07/2022, HSD: 03/07/2025.

Xem chi tiết
Xúc tiến thương mại gắn với lợi thế du lịch

Quý I/2024, hoạt động thương mại của Quảng Ninh tăng trưởng mạnh với tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 10,5% so với cùng kỳ 2023. Trong quý II, các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương gắn với lợi thế du lịch đang được ngành Công Thương tích cực triển khai.

Xem chi tiết
Xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh

Ngày 8/4, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị giao ban Thường trực Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Xem chi tiết
Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

​Chiều 2/4, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem chi tiết
Để nâng tầm thương hiệu OCOP

​Chất lượng là yếu tố tiên quyết khẳng định vị trí của sản phẩm OCOP nói riêng và nông sản nói chung trên thị trường. Các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trong tỉnh đang tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường, từng bước hướng tới xuất khẩu.

Xem chi tiết
2
2
2
3