Tránh “bẫy” lừa đảo trong thương mại quốc tế, cách nào?


(CHG) Lừa đảo trong thương mại quốc tế đang đặt doanh nghiệp đứng trước nhiều rủi ro. 
Phân bổ, chia nhỏ nguy cơ rủi ro có thể xảy ra là một cách mà May 10 giảm thiểu rủi ro trong thương mại quốc tế. Ảnh: N.Thanh
Rủi ro ngày càng nhiều hơn
Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Công Cường, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội (HAMI) cho rằng, Việt Nam hiện đang có thế mạnh về xuất nhập khẩu. Trong 2 năm gần đây mặc dù chịu tác động từ dịch Covid-19 nhưng xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng, tuy nhiên sân chơi khi mở rộng thì đồng nghĩa với rủi ro và tranh chấp thương mại nhiều hơn. Điển hình gần đây là vụ việc 76 container hạt điều của 5 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Italy bị mất bộ chứng từ gốc. Đến thời điểm này sự việc 76 container hạt điều đã cơ bản được giải quyết ổn thỏa, nhưng đó cũng là bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ngành điều nói riêng và doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung.
Ông Nguyễn Công Cường cho biết, theo Hiệp hội Chuyên gia chống lừa đảo toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp toàn cầu bị thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo. Giá trị trung bình một vụ lừa đảo là 1,7 triệu USD. Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy trên toàn cầu, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết họ là nạn nhân của lừa đảo và tội phạm kinh tế trong năm 2018 là 49%; năm 2020 là 47% và năm 2022 là 46%. Trong đó, tội phạm lừa đảo từ bên ngoài chiếm khoảng 43%; từ nội bộ 31%; thông đồng giữa trong và ngoài chiếm 26%...
Chia sẻ về kinh nghiệm ứng phó với rủi ro trong thương mại quốc tế, ông Bạch Thăng Long, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Tổng Công ty May 10 cho biết, để đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, May 10 đã lựa chọn các thị trường lớn, các nước có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Úc, Hàn Quốc… đây là những nước có quy mô thị trường lớn, hệ thống tài chính thanh toán mạnh và linh hoạt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn trú trọng, ưu tiên sản xuất và xuất khẩu những chủng loại sản phẩm may mặc vào các nước có Hiệp định thương mại tự do song phương để khách hàng được ưu đãi về thuế và có được giá cạnh tranh hơn khi tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, để từ đó khách hàng tin tưởng và tiếp tục duy trì đặt hàng tại công ty chúng tôi.
“Với quy mô sản xuất lớn, May 10 không tập trung vào 1 hoặc 2 khách hàng lớn mà tập trung vào nhiều khách hàng lớn, phân bổ, chia nhỏ nguy cơ rủi ro có thể xảy ra nếu 1 trong các khách hàng kinh doanh khó khăn hoặc gặp vấn đề về tài chính, phá sản. Hiện May 10 đang có khoảng 30 khách hàng khác nhau với nhiều chủng loại sản phẩm và nhiều nhãn hàng lớn.
Về điều khoản thanh toán, theo ông Bạch Thăng Long, kinh nghiệm là đối với hàng xuất khẩu áp dụng các điều kiện thanh toán mang tính an toàn cao như thanh toán bằng thư tín dụng L/C, thanh toán trả trước, thông qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng lớn có uy tín. Đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu kết hợp kiểm tra toàn bộ các giải pháp kiểm tra về thông tin thanh toán (đặc biệt là những thanh toán lần đầu) từ phía các nhà cung cấp từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc)… ví dụ như thanh toán lần đầu cần kiểm tra số tài khoản ngân hàng của các nhà cung cấp bằng các hình thức: Gọi điện trực tiếp, qua fax, qua các phần mềm chat trực tiếp, qua khách hàng chỉ định/bảo lãnh đặt nguyên phụ liệu... để đảm bảo chắc chắn an toàn thì mới thực hiện thanh toán. Đặc biệt, May 10 có bộ phận tổng hợp thống kê các thông tin liên quan tới rủi ro thanh toán quốc tế, trong các giao dịch mua bán quốc tế.
Doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm đối phó
Cũng phân tích về rủi ro trong xuất khẩu, ông Trần Thanh Quyết, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp Italy tại Việt Nam (ICHAM) cho rằng: Thách thức lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và đối phó với các lừa đảo và tranh chấp rất dễ xảy ra. Nhiều doanh nghiệp chưa quen thuộc với văn hoá kinh doanh của từng nước, lạ lẫm với đối tác cho đến hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa quen sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến như trọng tài thương mại, hòa giải thương mại. Nhiều doanh nghiệp còn ít sử dụng luật sư thường xuyên để được tư vấn trong quá trình soạn thảo hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp thương mại.
Đáng chú ý, khi đưa sản phẩm ra nước ngoài, rất nhiều doanh nghiệp đã xảy ra việc tranh chấp nhãn hiệu dẫn đến không được bảo hộ tại quốc gia đó. Nguyên nhân là doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ tại quốc gia đó dẫn đến việc có thể bị mất nhãn hiệu của chính mình tại thị trường quốc tế. Chẳng hạn như sự việc, nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên đã bị một công ty tại Mỹ đăng ký trước. Sau 2 năm thương thảo công ty tại Mỹ cũng trao trả lại quyền bảo hộ và nhận làm đại lý phân phối sản phẩm cà phê Trung Nguyên của Việt Nam tại Mỹ. Hay nước mắm Phan Thiết đã bị một công ty ở Mỹ đăng ký thương hiệu từ năm 1999. Thương hiệu thuốc lá Vinataba Việt Nam đã bị một công ty của Indonesia chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước trong ASEAN.
Để phòng tránh rủi ro thương mại, theo ông Trần Thanh Quyết, các doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng đối tác, tìm hiểu các quy định về nguồn gốc xuất xứ, đặc thù thị trường; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; cẩn trọng thanh toán quốc tế; có mạng lưới thông tin, thường xuyên liên hệ với cơ quan Thương vụ, Phòng Thương mại và các tổ chức hỗ trợ khác và đặc biệt là cần có thói quen trong sử dụng các dịch vụ pháp lý.
Còn theo bà Đàm Việt Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn 911, rủi ro có thể tồn tại ở những vấn đề liên quan tới tiền tệ, về chính sách và pháp luật, hoạt động vận chuyển và thời gian giao hàng, chất lượng, độ tin cậy của hàng hóa, khả năng thanh toán và rủi ro về ngôn ngữ. Với những kinh nghiệm của Tập đoàn 911, bà Đàm Việt Anh nhấn mạnh 8 lưu ý khi giao thương quốc tế là: doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường; xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác; cẩn trọng trong đàm phán, thương thảo hợp đồng; sẵn sàng đối phó với rủi ro tín dụng; tập trung kiểm soát chi phí; thường xuyên theo dõi và đánh giá thị trường và sử dụng các công cụ bảo hiểm./.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/tranh-bay-lua-dao-trong-thuong-mai-quoc-te-cach-nao-173405.html

Còn lại: 1000 ký tự
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo quy định về giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương hiện đã đăng tải công khai Dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Xem chi tiết
Vì sao đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu dư thừa phát lên lưới giá 0 đồng?

Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được miễn giảm thực hiện một số quy định, tiêu chí khắt khe của pháp luật và có nhiều ưu đãi về chính sách… do đó, nếu bán điện thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện của quốc gia và khó kiểm soát hệ thống lưới điện, làm mất an toàn, trục lợi chính sách của nhà nước.

Xem chi tiết
Đề xuất quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xem chi tiết
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ 28 tấn đường kính trắng có dấu hiệu gian lận thời hạn sử dụng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, tạm giữ 28.000 kg đường kính trắng hiệu Mitr Phol. Bản tự công bố sản phẩm số: 12/TP/2022 ngày 03/08/2022 thể hiện thời hạn sử dụng sản phẩm là 02 năm kể từ ngày sản xuất, nhưng trên bao bì hàng hóa ghi NSX: 03/07/2022, HSD: 03/07/2025.

Xem chi tiết
2
2
2
3