Vì sao đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu dư thừa phát lên lưới giá 0 đồng?


Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được miễn giảm thực hiện một số quy định, tiêu chí khắt khe của pháp luật và có nhiều ưu đãi về chính sách… do đó, nếu bán điện thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện của quốc gia và khó kiểm soát hệ thống lưới điện, làm mất an toàn, trục lợi chính sách của nhà nước.
Bộ Công Thương đề xuất sản lượng điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu nếu dôi dư được phát vào hệ thống điện quốc gia thì đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán
Bộ Công Thương đề xuất sản lượng điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu nếu dôi dư được phát vào hệ thống điện quốc gia thì đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, tổ chức đang có nhu cầu phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu là sản lượng điện loại hình này nếu dôi dư được phát vào hệ thống điện quốc gia thì đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán.

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 đã quy định về định hướng phát triển nguồn điện và phương án phát triển nguồn điện nêu rất rõ “Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu (trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia)”.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm:

Thứ nhất, phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cung tự cấp cho nhu cầu của chính mình, giảm bớt mua điện từ hệ thống điện quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống điện.

Chính vì mục đích tự sản tự tiêu, nhằm ổn định chất lượng điện năng, ổn định cung cấp điện cho các tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đã đề xuất với Chính phủ cho phép điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được đấu nối với hệ thống điện quốc gia, miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực; công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung đất năng lượng và công năng theo quy định của pháp luật; thủ tục thực hiện đơn giản…Trong khi nếu phát triển điện mặt trời mái nhà không phải “tự sản tự tiêu” mà kinh doanh, mua bán thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các quy định Luật Quy hoạch, Luật Điện lực, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… và một số quy định pháp luật chuyên ngành khác.

Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cung tự cấp cho nhu cầu của chính mình, giảm bớt mua điện từ hệ thống điện quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống điện
Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cung tự cấp cho nhu cầu của chính mình, giảm bớt mua điện từ hệ thống điện quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống điện

"Chính vì phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được miễn giảm thực hiện một số quy định, tiêu chí khắt khe của pháp luật và có nhiều ưu đãi về chính sách… do đó, nếu bán điện thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện của quốc gia và khó kiểm soát hệ thống lưới điện, làm mất an toàn, trục lợi chính sách của nhà nước", đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phân tích. Đồng thời, việc đòi hỏi phải được bán điện cũng là nhu cầu thực tiễn trong cuộc sống nhưng chưa nhận thức hết được những ích lợi mà Bộ Công Thương đề xuất đối với việc giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia, tang cường khả năng vận hành an toàn cung cấp điện cho lưới điện.

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu có đấu nối hay không đấu nối với lưới điện quốc gia là do các tổ chức, cá nhân tự lựa chọn khi phát triển và không có hoạt động bán điện cho các tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp không đấu nối với lưới điện quốc gia thì không giới hạn về công suất lặp đặt. Trường hợp có đấu nối với lưới điện quốc gia, theo Quy hoạch điện VIII quy mô phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu đến năm 2030 khoảng 2600MW trong cơ cấu nguồn đến năm 2030. Đối quy mô công suất điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu đến năm 2030 đã được phân bổ cho các địa phương tại Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng lưới điện của nước ta những năm qua dù đã được đầu tư, nâng cấp, từng bước hiện đại hóa nhưng không có nghĩa là có thể hoàn toàn đáp ứng được mọi nguồn điện với đủ các mức công suất khác nhau. Để làm được điều đó, phải có công nghệ lưu trữ, công nghệ vận hành điều độ hệ thống lưới điện, nguồn điện nền có thể kịp thời phát khi điện gió, điện mặt trời sụt giảm. Trường hợp khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu và cho phép nối lưới không giới hạn công suất, thì công tác vận hành lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và nguy cơ cao mất an toàn hệ thống điện quốc gia ở mức rất cao.

Thực tế việc điều hành nguồn điện mặt trời sao cho đảm bảo an toàn hệ thống là thách thức rất lớn, do tính không ổn định của dạng năng lượng này. Điện mặt trời phụ thuộc vào bức xạ mặt trời và yếu tố thời tiết nhưng đây là các yếu tố bất định. Khi không có bức xạ mặt trời (mây, mưa hoặc ban đêm), lưới điện quốc gia vẫn phải bảo đảm cấp đủ điện. Điều này dẫn đến thay đổi, tăng giảm nhanh của hệ thống, khiến nguồn điện chạy nền không ổn định. Trong khi đó tỷ trọng dự phòng nguồn điện hiện tại vẫn khá thấp và chưa có giải pháp về tích trữ điện đồng bộ ở quy mô quốc gia. Do đó, cần có các biện pháp giới hạn tỷ trọng điện mặt trời hòa lưới để đảm bảo vận hành ổn định của hệ thống điện.

Trường hợp khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu và cho phép nối lưới không giới hạn công suất, thì công tác vận hành lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và nguy cơ cao mất an toàn hệ thống điện quốc gia ở mức rất cao
Trường hợp khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu và cho phép nối lưới không giới hạn công suất, thì công tác vận hành lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và nguy cơ cao mất an toàn hệ thống điện quốc gia ở mức rất cao

Thứ ba, dự thảo lần này đưa ra quy định với hai loại hình phát triển điện mặt trời mái nhà gồm có đấu nối và không đấu nối với hệ thống điện quốc gia. Chính sách giá 0 đồng chỉ áp dụng với sản lượng điện mặt trời mái nhà “tự sản tự tiêu” dư thừa phát lên lưới điện quốc gia. Sở dĩ điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu phát điện lên lưới quốc gia sẽ có giá 0 đồng là bởi nhà nước muốn khuyến khích cá nhân, tổ chức phát triển điện mặt trời mái nhà để đáp ứng nhu cầu tự dùng, góp phần làm giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia.

Thứ tư, một trong những điểm đáng chú ý trong Quy hoạch điện VIII là việc giới hạn phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu được đấu nối với hệ thống điện quốc gia. Điều này nhằm đảm bảo rằng quy mô thực tế của các nguồn điện này không vượt quá kế hoạch đã được phê duyệt, từ đó tránh tình trạng quá tải cho hệ thống phân phối và truyền tải điện. Mục tiêu là để tránh bị "vỡ" quy hoạch nguồn và lưới điện, đảm bảo sự ổn định và bền vững cho hệ thống điện quốc gia.

Bên cạnh đó, Quy hoạch điện VIII cũng khuyến khích phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, nhưng không được phép bán điện. Điều này đặt ra hướng đi rõ ràng, tập trung vào việc sử dụng điện mặt trời để tự cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, thúc đẩy sự tiết kiệm năng lượng và giảm lượng điện tiêu thụ từ lưới điện quốc gia.

Trong điều kiện hiện tại của hệ thống truyền tải và phân phối, cân bằng cơ cấu nguồn, giải pháp chống phát ngược và giải pháp mua với giá 0 đồng trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia là cần thiết và phù hợp, vừa khuyến khích loại hình điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu vừa ngăn chặn được hiện tượng trục lợi chính sách.

Nguồn: Tạp chí công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh doanh bất động sản cho thuê - Thực trạng và rủi ro pháp lý hiện nay

(CHG) Những năm trở lại đây, thị trường bất động sản đã liên tục thay đổi, vận hành theo sự thay đổi của nền kinh tế và xu hướng tăng trưởng kinh tế. Việc kinh doanh, đầu tư bất động sản theo mô hình cho thuê là xu thế được nhiều người lựa chọn để tạo ra dòng tiền trong thời điểm hiện nay. Theo đó, nhà đầu tư có thể chủ động kiểm soát dòng tiền và tìm cách khai thác bất động sản một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, kinh doanh bất động sản cho thuê cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn từ nhiều yếu tố.

Xem chi tiết
Hậu Giang: Giải marathon quốc tế là sức bậc phát huy nội lực, tận dụng "thời kỳ vàng" để thu hút đầu tư.

(CHG) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên, cho biết: với tinh thần "Đổi mới, đột phá, quyết tâm, khát vọng", trên cơ sở phát huy nội lực, tận dụng "thời kỳ vàng", hiện thực hóa khát vọng xây dựng tỉnh Hậu Giang phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, có 7 sản phẩm đợt 1 năm 2024.

(CHG) Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thực hiện thẩm định hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đã thống nhất công nhận 03 sản phẩm mới đạt OCOP 04 sao và tái công nhận 04 sản phẩm đạt OCOP 04 sao.

Xem chi tiết
TP.Mỹ Tho: Phát triển thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

(CHG) Thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có nội dung xây dựng các TP. Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau và Sóc Trăng thành các trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Xem chi tiết
Hậu Giang: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) xếp thứ 2 vùng ĐBSCL, xếp ở nhóm cao cả nước.

(CHG) Ngày 22.6.2024 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 556/ QĐ-TTg Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang chỉ đạo ngay việc xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Xem chi tiết
2
2
2
3