​Sửa đổi một loạt quy định quan trọng về hộ chiếu, thị thực


(CHG) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đề xuất nhiều quy định mới liên quan đến hộ chiếu, thị thực.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là một trong những dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo. 
Hiện dự án Luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 theo trình tự xem xét, thông qua tại một kỳ họp Quốc hội.


Thiếu tướng Phạm Đăng Khoa.

Vì sao phải sửa đổi pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh?
Trao đổi trên Báo CAND, Thiếu tướng Phạm Đăng Khoa, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được xây dựng xuất phát từ các yêu cầu cụ thể như sau: Thứ nhất là yêu cầu tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện quy định về việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập cảnh trên môi trường điện tử. 
Thứ hai là xuất phát từ việc tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam trong việc xin thị thực nhập cảnh nước ngoài, cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam và đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật.
Thứ ba là yêu cầu tạo điều kiện hơn nữa cho người nước ngoài nhập xuất cảnh Việt Nam phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 
Và cuối cùng là yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

Chính sách pháp luật về xuất nhập cảnh của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, tạo điều kiện hơn nữa cho công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Những nội dung mới về quản lý xuất cảnh, nhập cảnh
Thiếu tướng Phạm Đăng Khoa cho biết, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung 13 điều, khoản của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam với 2 nhóm nội dung.
Nhóm nội dung thứ nhất là cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện quy định về việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh trên môi trường điện tử. 
Theo đó, dự thảo Luật bổ sung hình thức nộp hồ sơ trên môi trường điện tử đối với thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông, báo mất hộ chiếu phổ thông, khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu phổ thông.
Bãi bỏ quy định nộp bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất, bãi bỏ quy định nộp Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người dưới 14 tuổi đã được cấp mã số định danh cá nhân. 
Đồng thời phân cấp giải quyết việc trình báo mất hộ chiếu phổ thông từ cấp Cục Quản lý xuất nhập cảnh về Công an cấp tỉnh, từ Công an cấp tỉnh về Công an cấp huyện, từ Công an cấp huyện về Công an cấp xã.
Nhóm nội dung thứ 2 là nhóm nội dung sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc xin thị thực nhập cảnh nước ngoài, cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. 
Theo đó, dự thảo Luật đã sửa đổi để bổ sung thông tin "nơi sinh" trên giấy tờ xuất nhập cảnh; bổ sung quy định người giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên Quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, phái đoàn thường trực Việt Nam tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thuộc trường hợp được cấp hộ chiếu ngoại giao.
Dự thảo Luật cũng sửa đổi  quy định về các trường hợp, trình tự, thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn theo hướng mở rộng đối tượng, quy định về thủ tục cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn trong một số trường hợp đặc biệt cấp bách.
Đồng thời bổ sung quy định về việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông đối với các trường hợp đã được cấp hộ chiếu mà không đến nhận kết quả; sửa đổi quy định về thời hạn sử dụng còn lại của hộ chiếu từ đủ 6 tháng trở lên mới đủ điều kiện xuất cảnh theo hướng hộ chiếu còn thời hạn sử dụng đủ điều kiện xuất cảnh. 
Thống nhất cơ quan chủ trì đề xuất đàm phán, ký kết các Điều ước quốc tế, Thỏa thuận quốc tế liên quan đến nhận trở lại công dân Việt Nam không được nước ngoài cho cư trú.
Theo Thiếu tướng Phạm Đăng Khoa: Những sửa đổi, bổ sung này sẽ giúp người dân giảm chi phí đi lại, không phải trực tiếp đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để làm thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông hoặc trình báo mất hộ chiếu phổ thông hay đề nghị khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu phổ thông; giảm được các giấy tờ, thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Từ đó giảm bớt khâu trung gian, hạn chế tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài vào Việt Nam
Thiếu tướng Phạm Đăng Khoa cho biết: Dự thảo Luật cũng đã sửa đổi 7 điều, khoản của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trong đó sửa đổi các quy định của Luật để tạo điều kiện hơn nữa cho người nước ngoài xuất nhập cảnh Việt Nam. 
Cụ thể, dự thảo Luật đã quy định nâng thời hạn thị thực điện tử từ 30 ngày lên 3 tháng, có giá trị 1 lần hoặc nhiều lần; mở rộng cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ và giao Chính phủ quyết định danh sách cụ thể các nước, vùng lãnh thổ trên cơ sở đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phù hợp chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực và được xem xét giải quyết cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo các quy định khác của Luật. 
Những sửa đổi, bổ sung này phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn phục hồi phát triển kinh tế hiện nay; phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhằm thu hút người nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, du lịch, tìm hiểu thị trường….
Bổ sung các quy định để tăng cường công tác quản lý cư trú người nước ngoài
Thiếu tướng Phạm Đăng Khoa cho biết thêm, những năm qua, chính sách pháp luật xuất nhập cảnh của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 
Với việc tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài nhập cảnh, dự báo lượng người nước ngoài nhập cảnh sẽ tăng, đặc biệt số người nhập cảnh bằng thị thực điện tử (không có cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh), đòi hỏi công tác quản lý cư trú của người nước ngoài phải được tăng cường hơn nhằm phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng chính sách thông thoáng về nhập xuất cảnh của Việt Nam để hoạt động vi phạm pháp luật.
Do vậy, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định để tăng cường công tác quản lý cư trú người nước ngoài tại Việt Nam nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp người nước ngoài vi phạm tại Việt Nam: bổ sung trách nhiệm của Cơ sở lưu trú, nghĩa vụ của người nước ngoài trong việc xuất trình hộ chiếu và giấy tờ có giá trị cư trú theo quy định; đổi tên Chương VII của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và bổ sung một điều quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan hoạt động của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam./.

Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/sua-doi-mot-loat-quy-dinh-quan-trong-ve-ho-chieu-thi-thuc-1192305070937427.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Ngành Công Thương khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong những năm qua đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu KHCN ngành Công Thương sẽ phát triển thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem chi tiết
Đề xuất thành lập, quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư

Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí hỗ trợ chi phí theo quy định. Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc.

Xem chi tiết
Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 năm sau

Bộ Tài chính đang tiến hành rà soát, đánh giá các luật thuế; trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân. Bộ Tài chính cho biết sẽ dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2025 và thông qua vào tháng 5/2026.

Xem chi tiết
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội long trọng kỷ niệm 29 năm thành lập

(CHG) Ngày 15/5, Lễ kỷ niệm 29 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đã được tổ chức long trọng tại Trụ sở Tập đoàn Geleximco (Đống Đa, Hà Nội).

Xem chi tiết
Thủ tướng: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro

Sáng 12/5, tại Đại học Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.

Xem chi tiết
2
2
2
3