Bát nháo thị trường sách giả, sách lậu trước năm học mới.


(CHG)Trước thềm năm học mới, sách giả, sách lậu càng trở nên bát nháo, tình trạng này là nỗi lo của nhiều gia đình mỗi khi chuẩn bị sách giáo khoa cho con em mình.
Sách lậu lộng hành
Trước thềm năm học mới, tình trạng sách giả, sách lậu càng hoành hành, khó kiểm soát, vấn nạn này không chỉ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ mà gây nhức nhối đối với các Cơ quan quản lý Nhà nước.
Các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đã triệt phá nhiều đường dây in ấn, xuất bản, phân phối sách giáo khoa giả, sách lậu có quy mô đặc biệt lớn tại các tỉnh phía Nam. Những đường dây này đã đưa ra thị trường tiêu thụ hàng triệu cuốn sách giả.
Giữa tháng 6/2024, Công an Đà Nẵng đã đã triệt xóa đường dây chuyên sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả, sách lậu quy mô lớn, tiếp tục mở rộng điều tra tại TP HCM và các tỉnh phía Nam. Ban chuyên án phát hiện, bắt thêm các nghi phạm khác trong đường dây sản xuất, buôn bán sách giáo khoa gồm Nguyễn Trung Luật (43 tuổi), Phạm Ngọc Quang (47 tuổi), Phạm Thạch Kim Điền (39 tuổi) đều ngụ TP HCM, thu giữ hàng triệu con tem, 600 ngàn cuốn sách giả thành phẩm và bán thành phẩm, trị giá khoảng 12 tỉ đồng.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo. Ảnh: QLTT.
Còn tại tỉnh Tây Ninh, Đội Quản lý thị trường số 4 đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại nhà sách Kiều Trâm, có địa chỉ tại số 76, đường Võ Thị Sáu, khu phố 4, Phường 3, TP Tây Ninh, cơ quan chức năng phát hiện các loại sách giáo khoa nhiều khối lớp học khác nhau có dấu hiệu giả mạo với số lượng 5.547 quyển, tổng trị giá hàng hóa gần 120 triệu đồng. Tại Đồng Nai, ngày 22/5, đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Công an huyện Nhơn Trạch đã tiến hành kiểm tra đột xuất Doanh nghiệp tư nhân T.T. (địa chỉ tại tổ 11, khu phố Mỹ Khoan, thị trấn Hiệp Phước) do ông N.T.T. là chủ doanh nghiệp có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam gồm hơn 33,8 ngàn bản phẩm các loại. Tổng giá trị hàng hóa theo giá bán niêm yết khoảng 607 triệu đồng. Mới đây, Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Bình Phước phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Quản lý thị trưởng tỉnh Bình Phước và Nhà xuất bản Giáo dục tại TP.HCM kiểm tra và tạm giữ 18 đầu sách với tổng số 142 cuốn có dấu hiệu in lậu tại 1 cơ sở phát hành trên địa bàn huyện Lộc Ninh. 
Gây thiệt hại rất lớn
Việc tiêu thụ sách lậu, sách giả không những ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ sở kinh doanh phát hành xuất bản phẩm, các đơn vị làm sách. Với tốc độ phát triển của công nghệ như hiện nay, các đối tượng mua bán, phân phối sách lậu, sách giả sử dụng rất nhiều tài khoản mạng xã hội, lấy hình ảnh thật đăng bán nhưng khi giao hàng thì giao sách giả với giá cao. Một hình thức phổ biến nữa là các đối tượng này quảng cáo tạo thu hút độc giả bằng cách: Bán xả kho, chiết khấu cao, sách đã đọc…
Ông Nguyễn Ngọc Quân – Giám đốc Công ty TNHH xuất bản và giáo dục Mochibooks cho biết: "Khi xuất bản 1 đầu sách, đơn vị xuất bản phải chi trả phí cho tác giả, phí nhuận bút, giấy phép xuất bản, biên tập bản thảo, ... rất nhiều. Nếu các “đầu lậu” in lậu, in giả, in nối bản và phát hành trái phép sách sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến nền giáo dục nước nhà.
Tình trạng sách giả, sách lậu hoành hành, ngày càng khó kiểm soát.
Tình trạng mua bán sách lậu, sách giả vẫn đang diễn biến phức tạp. Trên thực tế, hiện nay đa số độc giả mua trực tuyến, không dễ dàng để nhận biết sách thật và sách giả. Không chỉ vậy, việc truy vết các tổ chức, cá nhân bán sách lậu trên mạng cũng gặp nhiều khó khăn do các tài khoản mạng xã hội ẩn danh hoặc thiếu thông tin.
Đối với vấn nạn này, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi độc giả, người tiêu dùng mà chính các nhà xuất bản, đơn vị in ấn cũng khốn đốn với nạn sách giả, sách lậu được rao bán tràn lan trên không gian mạng.
Theo Tiến sĩ Khoa học Đặng Công Tráng – Trưởng khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Công nghiệp TP HCM: việc in lậu, buôn bán sách lậu, sách giả đã được quy định cụ thể trong Luật bản quyền, Luật sở hữu trí tuệ cũng như các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thi hành tương đối chặt chẽ trong việc quản lý các cơ sở in. Tuy nhiên với mức phạt vi phạm có vẻ như chưa đủ sức răn đe, hơn nữa việc xác định được số lợi hợp pháp thu được từ hoạt động này cũng vô cùng khó khăn do các vấn đề về hóa đơn, chứng từ. Vì vậy vấn nạn này vẫn tái diễn trong nhiều năm qua gây khủng hoảng niềm tin ở độc giả, người tiêu dùng và thiệt hại nguồn thu lớn cho ngành xuất bản. Như vậy, so với lợi nhuận từ việc kinh doanh sách lậu, số tiền phạt trên là không xứng đáng. 
Tem chống hàng giả cũng bị làm giả
Điều khó khăn nhất là sách giả, sách lậu cũng được in ấn tinh vi, với mức độ giống sách thật có khi lên tới 95%, ngay cả người làm sách cũng khó có thể phát hiện sự khác nhau. Để giảm tình trạng này, đã có nhiều đơn vị in ấn, xuất bản sử dụng tem chống hàng giả hay còn gọi là tem chống giả công nghệ. Chúng được tích hợp những công nghệ chống giả đặc biệt mà với những thiết bị máy móc thông thường không thể sao chép.
Lực lượng chức năng tiến hành niêm phong sách giả, sách lậu tại Đồng Nai. Ảnh: QLTT.
Ông Vũ Việt Chiến – Tổng Giám đốc Công ty Giải pháp và Công nghệ Sao Việt cho biết: Bản chất của tất cả các giải pháp "tem chống hàng giả” là sản phẩm của nhà sản xuất được cho là hàng thật nếu nó được dán tem thật điều này sai hoàn toàn về bản chất. Nếu như vậy chủ thể chống giả ở đây là con tem chứ không phải là sản phẩm, do đó tem chống hàng giả không thể chống lại được nạn hàng giả vì: Tem Chống hàng giả (tem CHG) cũng bị làm giả bằng nhiều cách khác nhau, chúng không có bất cứ một sự kết nối hữu cơ nào giữa đối tượng nó bảo vệ, … do vậy tất cả các lọai tem CHG không những trở nên vô dụng mà chính nó còn tiếp tay cho nạn hàng giả thêm náo loạn như hiện nay bởi sự bùng nổ thương mại điện tử.
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Xử phạt 5 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 6/9, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) Số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái với tổng số tiền phạt lên đến 20 triệu đồng. Các cơ sở này bị phát hiện kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem chi tiết
Phát hiện một cơ sở dùng khoai tây Trung Quốc làm giả thương hiệu khoai tây Đà Lạt

(CHG) Công an tỉnh Lâm Đồng vừa ki(CHG) Khoai tây Trung Quốc nhuộm đất, dán tem giả mạo thương hiệu khoai tây Đà Lạtểm tra một loạt điểm kinh doanh rau củ trên địa bàn huyện Đơn Dương và Đức Trọng, phát hiện nhiều điểm đang trộn đất đỏ vào khoai tây Trung Quốc để giả mạo thương hiệu khoai tây Đà Lạt.

Xem chi tiết
Đồng Nai: Phát hiện hơn 1 ngàn bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại Biên Hoà

(CHG) Ngày 31/8, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Đồng Nai) phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế Đồng Nai) lập hồ sơ xử lý vụ phát hiện một cơ sở sản xuất bánh trung thu tại phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, Đồng Nai không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem chi tiết
2
2
2
3