(CHG) Công ty Cổ phần Quốc tế xuất nhập khẩu Nano Green cảnh báo các sản phẩm mang nhãn hiệu DR ALLIS đang lưu hành trên thị trường là hàng giả.
Thời gian qua, Quỹ Chống hàng giả có nhận được đơn phản ánh của Công ty Cổ phần Quốc tế xuất nhập khẩu Nano Green về việc trên thị trường xuất hiện một số đơn vị kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu DR ALLIS.
Thông báo của Công ty Cổ phần Quốc tế xuất nhập khẩu Nano Green
Cụ thể, trong đơn Công ty Cổ phần Quốc tế xuất nhập khẩu Nano Green cho biết: “Công ty đã đăng ký nhãn hàng DR ALLIS tại Cục sở hữu trí tuệ và đã được chấp nhận”.
Bộ sản phẩm DR ALLIS của Công ty Cổ phần Quốc tế xuất nhập khẩu Nano Green nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam.
Trong đơn Công ty Nano Green cũng nêu rõ: “Từ ngày 30/07/2023, Công ty Nano Green không còn nhập khẩu và ngừng cung cấp ra thị trường các sản phẩm mang nhãn hiệu DR ALLIS. Toàn bộ sản phẩm đã sản xuất trước ngày 30/07/2023 đã được các đại lý, đơn vị phân phối tiêu thụ hết và không nhập mới để đưa ra lưu thông. Đồng thời, Công ty Nano Green chưa cho phép bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được phép sản xuất, gia công và sử dụng nhãn hiệu DR ALLIS.
Hiện nay, Công ty Nano Green phát hiện thấy một số cá nhân, tổ chức vẫn đang quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mang thương hiệu DR ALLIS trên thị trường không do chúng tôi nhập khẩu và phân phối”.
Đồng thời, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Công ty Nano Green đưa ra khuyến cáo: “Nếu người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký không phải sản phẩm của Công ty Nano Green sản xuất, cũng như trong quá trình sử dụng bị ảnh hưởng tới sức khỏe, cần sớm thông tin tới cơ quan chức năng”.
Sau khi tiếp nhận đơn của Công ty Cổ phần Quốc tế Xuất nhập khẩu Nano Green, Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại để thông tin tới người tiêu dùng cũng như các cơ quan chức năng.
Sản phẩm giả mạo thương hiệu mỹ phẩm DR ALLIS đang được các gian thương lưu hành trên thị trường.
Để bảo vệ quyền lợi của chính mình, cũng như bảo vệ cộng đồng (nhất là trong dịp giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024), người tiêu dùng nhận thấy sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu bất thường về nguồn gốc xuất xứ đang lưu thông trên thị trường, hoặc những đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, có thể thông tin về Tổng đài Chống hàng giả 1900.066.689 thuộc Quỹ Chống hàng giả.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Minh Tú Anh (địa chỉ số 113 đường Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng), do ông Nguyễn Doãn Thiệu làm Giám đốc, với số tiền trên 100 triệu đồng
Xem chi tiết(CHG) Ngày 27/9, Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can, gồm: Lê Tuấn Anh (32 tuổi) và Đào Đình Tuấn (52 tuổi) cùng thường trú tại Tp.HCM, để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.
Xem chi tiết