Công ty TNHH Đầu tư & TM DHN Việt Nam công khai bán hàng cấm nhập khẩu


(CHG) Tất Thành Laptop, thuộc Công ty TNHH Đầu tư & TM DHN Việt Nam, tại địa chỉ số 127 đường Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có dấu hiệu kinh doanh công khai hàng lậu, hàng cấm nhập khẩu theo Thông tư 08/2023/TT-BCT của Bộ Công thương.

Tất Thành Laptop tại 127 Lê Thanh Nghị, đang kinh doanh công khai nhiều mặt hàng laptop không hóa đơn hợp pháp, có dấu hiệu hàng nhập lậu, hàng cấm nhập khẩu theo Thông tư 08/2023/TT-BCT của bộ Công thương
Tất Thành laptop có dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát về xuất xứ hàng hóa, để thực hiện tuyến chuyên đề “nghiên cứu, đề xuất giải pháp về công tác quản lý đối với mặt hàng điện tử nhập khẩu” trên tuyến đường Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nhóm khảo sát Tạp chí điện tử kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (Tạp chí CHG), đã ghi nhận được hiện tượng có dấu hiệu của việc kinh doanh hàng lậu, hàng cấm nhập khẩu, hàng không hóa đơn hợp pháp tại shop Tất Thành Laptop ở địa chỉ số 127 đường Lê Thanh Nghị.

Nhiều sản phẩm máy tính có ký tự tượng hình được Tất Thành Laptop công khai bày bán nhiều ngày
Theo kết quả khảo sát nhiều ngày tại shop Tất Thành Laptop thuộc sở hữu của Công ty TNHH Đầu tư & TM DHN Việt Nam, có mã số doanh nghiệp 0108611660, do ông Nguyễn Văn Minh (sn: 1994) là giám đốc, địa điểm kinh doanh tại số 127 đường Lê Thanh Nghị, đang kinh doanh nhiều loại laptop cũ có ký tự tượng hình, được nhân viên công ty giới thiệu là hàng xách tay từ Mỹ, Nhật và không có hóa đơn nhập khẩu.
Để tạo lòng tin cho khách hàng, nhân viên ở đây còn khẳng định công ty không kinh doanh hàng chính hãng Việt Nam, shop chỉ chuyên kinh doanh máy tính cũ xách tay có xuất xứ từ Mỹ, Nhật…, không những vậy, nhận viên của laptop Tất Thành còn khẳng định là khách mua hàng sẽ được xuất hóa đơn VAT hợp pháp của Công ty TNHH Đầu tư & TM DHN Việt Nam. Nhưng có điều, hóa đơn xuất ra không phải là mã hàng máy tính khách mua, nội dung hóa đơn chỉ ghi chung chung là máy tính Dell, hoặc nhãn máy tính khác…

Mặc dù bán hàng có giá trị lớn, nhưng Tất Thành Laptop chỉ xuất phiếu bảo hành, việc xuất hóa đơn của Công ty TNHH Đầu tư & TM DHN Việt Nam khi có sự yêu cầu của người mua, nhưng nội dung ghi trong hóa đơn được nhân viên bán hàng cho biết sẽ không đúng với mặt hàng khách đã mua.
 
Trước sự thắc mắc của người mua về hóa đơn không đúng chủng loại hàng hóa, những nhân viên này liền trấn an, vì là hàng xách tay nên không có hóa đơn nhập khẩu; do đó khi xuất hóa đơn VAT cho khách, sẽ xuất hóa đơn với nội dung chung chung hoặc ghi mã hàng khác để hợp thức hóa nếu khách cần và hóa đơn này hoàn toàn được được kê khai thuế...Điều này cho thấy thủ đoạn gian lận thuế, cũng như gian lận hóa đơn khá tinh vi của shop Tất Thành laptop cũng như sự tiếp tay nếu có của Công ty TNHH Đầu tư & TM DHN Việt Nam.
Luật sư nói gì?
Các hành vi gian lận thuế ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Một thủ đoạn khá phổ biến là doanh nghiệp mua hóa đơn, hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để làm chứng từ “hợp pháp hóa” đầu vào, kê khai khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng; câu kết với các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng, hạch toán chi phí, hoặc bán hàng không xuất hóa đơn thuế VAT, hoặc xuất hóa đơn VAT không đúng với nội dung hàng hóa đã bán, nhằm giảm thuế đầu ra để gian lận thuế và chiếm đoạt bất chính ngân sách Nhà nước…

Nhiều sản phẩm laptop cũ được Tất Thành laptop giới thiệu có xuất xứ nước ngoài. Đây là hàng cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật, nhưng được đơn vị này nhập về và bày bán công khai dài ngày.
Trước thực trạng nhiều thương nhân có uy tín, cũng như những thương nhân nhỏ lẻ tích cực tham gia vào thị trường máy tính cũ, xách tay, mở seal fullbox, hàng cũ 99,9% và bán hàng nhưng không xuất hóa đơn VAT đúng với chủng loại hàng bán cho khách hàng, nguy cơ khiến ngân sách nhà nước bị thất thu. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí CHG đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội). Bạn đọc và người tiêu dùng cũng như thương nhân sẽ hiểu rõ hơn về hàng nhập lậu, tránh việc vi phạm pháp luật về hàng hóa.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)
Theo Luật sư Hùng: Hàng hóa là máy tính đã qua sử dụng là mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam theo Thông tư 08/2023/TT-BCT. Hàng hóa xách tay từ nước ngoài về Việt Nam không phải hàng nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện như sau: Có hóa đơn chứng từ kèm theo rõ ràng; Không nằm trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định pháp luật; Hàng hóa có giấy phép nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu theo giấy phép); Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đúng quy định; Hàng hóa có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định pháp luật.
Như vậy, những mặt hàng “tự phong” có nguồn gốc nước ngoài, hàng cũ 99,9... hiện đang được nhiều thương nhân bán trực tiếp tại các cửa hàng cửa hiệu, hoặc bán hàng online có thể là những mặt hàng tiêu dùng đã sử dụng; hàng hóa nhập lậu…
Cũng theo luật sư Hùng: Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc rõ ràng được bày bán công khai, tràn lan trên thị trường, ở nhiều tuyến phố và trên các trang thương mại điện tử. Đánh trúng tâm lý “sính ngoại”, hàng có thương hiệu của người dân, nhiều tổ chức kinh doanh nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, rồi gắn mác hàng xách tay, hàng chính hãng hoặc hàng đã mở seal để đánh lừa người tiêu dùng. Những sản phẩm này thường được bán với giá rẻ hơn giá của sản phẩm chính hãng phù hợp với kinh tế của đa số người dân nên tình trạng này ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề gây bức xúc trong dư luận, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước, để lại nhiều hệ lụy tác động tiêu cực tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư, du lịch.
Theo quy định của pháp luật, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhập từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam phải có hóa đơn, chứng từ đầy đủ; đồng thời, phải đóng các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật.

Tất Thành Laptop tại địa chỉ 127 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định hành vi trốn thuế, trong đó có hành vi “Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán hoặc xuất hóa đơn nhưng không đúng với thực tế hàng bán ra”. Bên cạnh đó, điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được xem là một hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Trường hợp thương nhân bán máy tính cũ cho khách hàng, nếu xuất hóa đơn không đúng với thực tế hàng bán ra, với mục đích che dấu nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhằm hợp thức hóa việc xuất hóa đơn, có dấu hiệu lừa dối cơ quan thuế nhằm mục đích che giấu hoặc giảm kê khái thuế đầu ra là trái quy định của pháp luật. Nếu cơ quan thuế phát hiện hành vi này sẽ bị xử lý về hành vi trốn thuế, tùy theo mức thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính theo quy định.
Từ kết quả khảo sát cho thấy, shop Tân Thành Laptop ở địa chỉ số 127 đường Lê Thanh Nghị có dấu hiệu kinh doanh công khai hàng cấm nhập khẩu và trốn thuế, như thách thức việc quản lý của cơ quan chức năng. Nhưng lạ thay việc kinh doanh này diễn ra công khai và dài ngày, nhưng không bị lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện và xử lý, khiến công luận băn khoăn đặt nhiều nghi vấn xung quanh công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh hàng hóa ở nội địa?
Thời gian qua, cơ quan chức năng đã triệt xóa nhiều vụ việc vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu; buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm chất lượng trên thị trường, là minh chứng cho thực trạng nhức nhối của thị trường về hàng lậu, hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, số vụ năm sau thường tăng hơn năm trước, nhưng trên thị trường cũng rất dễ dàng mua được hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hoặc hàng nhập lậu… đây là sự quan ngại không nhỏ đối với thị trường hàng hóa và quyền lợi hợp pháp của khách hàng và thương nhân chân chính./.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Một doanh nghiệp bị đình chỉ sản xuất và phạt hơn 100 triệu đồng

(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Minh Tú Anh (địa chỉ số 113 đường Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng), do ông Nguyễn Doãn Thiệu làm Giám đốc, với số tiền trên 100 triệu đồng

Xem chi tiết
Lâm Đồng: 02 giám đốc bị khởi tố vì sản xuất, buôn bán phân bón giả

(CHG) Ngày 27/9, Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can, gồm: Lê Tuấn Anh (32 tuổi) và Đào Đình Tuấn (52 tuổi) cùng thường trú tại Tp.HCM, để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.

Xem chi tiết
2
2
2
3